Hội nghi Khoa học kỹ thuật mỏ toàn quốc lần thứ XXV: “Công nghiệp mỏ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Quốc tế và biến đổi khí hậu

Ngày 13/8/2016, tại Cửa Lò, Nghệ An, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam đã tổ chức Hội nghi Khoa học kỹ thuật mỏ toàn quốc lần thứ XXV, với chủ đề: “Công nghiệp mỏ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Quốc tế và biến đổi khí hậu”.

Tham dự Hội nghị có đông đủ các ông, bà trong Ban chấp hành Trung ương Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch, ông Phùng Mạnh Đắc, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng Thư ký, … cùng với trên 350 đại biểu, đến từ 105 Chi hội, Phân hội Khoa học và Công nghệ Mỏ, thuộc các ngành Dầu khí, Than-Khoáng sản… trên khắp mọi miền đất nước.

Hội nghị vui mừng được đón tiếp các vị khách quý, GS. TSKH. Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam; ông Huỳnh Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngệ An; ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa 14; ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Địa chất – Khoáng sản; ông Tô Xuân Bảo, Phó Cục trưởng, Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương; ông Nghiêm Xuân Đa, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Thiều, Phó Chủ tịch thường trực, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Hà Tĩnh; ông Chu tịch và các ông Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam khóa 13, cùng các ông nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ban chấp hành Hội qua các thời kỳ; Các vị đại biểu, đại diện cho các Viện, Trường Đại học, Cao đẳng, các ban của Tập đoàn TKV, PVN, Tổng Biên tập Tạp chí Công nghiệp mỏ, Tạp chí Than – Khoáng sản…

Đặc biệt, Hội nghị còn được đón tiếp Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam, cùng nhiều Hiệp định FTA khác. Mặc dù không tham dự lễ khai mạc, tuy nhiên, ở đầu giờ chiều, Thứ trưởng đã có mặt, với bài phát biểu quan trọng Về quá trình đàm phán và tầm quan trọng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương giữa Việt Nam và các nước.

Đoàn cán bộ của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin có gần 40 người tham gia Hội nghị, do TS. Trần Tú Ba, Viện trưởng dẫn đầu, các Phó Viện trưởng, TS. Trương Đức Dư, TS. Đào Hồng Quảng, ThS. Hoàng Minh Hùng, cùng nhiều cán bộ, nghiên cứu viên.

Đoàn chủ tịch điều hành Hộị nghị là các Lãnh đạo Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch, Ông Phùng Mạnh Đắc, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký và Ông Trần Xuân Hà, Trưởng Ban KHCN. Ban thư ký Hội nghị, gồm có TS. Kiều Kim Trúc và ThS. Nguyễn Thị Hồng Gấm.

Ngay sau diễn văn khai mạc, cử tọa đã nghe bài phát biểu chào mừng Hội nghị của GS. TS. Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, bài phát biểu của ông ông Huỳnh Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngệ An. Tiếp đó, Hội nghị đã nghe bài phát biểu của ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa 14 và bài phát biểu của đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

 Đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trình bày báo cáo

Với chủ đề “Công nghiệp mỏ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Quốc tế và biến đổi khí hậu”, trong số trên 150 báo cáo gửi tham dự, Tuyển tập báo cáo của Hội nghị đã tuyển chọn được 108 báo cáo, với các chuyên đề: 1) Tác động của hội nhập Quốc tế và biến đổi khí hậu đối với ngành công nghiệp mỏ Việt Nam; 2) Kỹ thuật địa cơ học và địa tin học; 3) Công nghệ khai thác mỏ; 4) Công nghệ xây dựng mỏ; 5) Chế biến và sử dụng khoáng sản; 6) An toàn – Thông gió – Môi trường; và 7) Cơ khí – Cơ điện mỏ. Trong số đó, có một số báo cáo khoa học được trình bày trực tiếp trước Hội nghị. Trong đó, phiên buổi sáng là các bài: “Tổng quan các nội dung chính của COP21 và tác động đến ngành công nghiệp mỏ”, của nhóm tác giả PGS. TS. Nguyễn Thế Chỉnh và TS. Nguyễn Lanh; “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Than để hội nhập và phát triển”, của nhóm tác giả PGS. TS. Nguyễn Cảnh Nam, ThS. Nguyễn Ngọc Lân, TS. Nguyễn Thị Hoài Nga; “Biến đổi khí hậu và tác động đến hoạt động của các công ty dầu khí”, của tác giả Lê Ngọc Anh… Phiên buổi chiều, với các báo cáo khoa học: “Chương trình phát triển cơ giới hóa đào lò và khai thác tại các mỏ hầm lò vùng than Quảng Ninh giai đoạn 2013-2015, lộ trình đến 2020”, của nhóm tác giả, ThS. Đặng Thanh Hải, TS. Trần Tú Ba, TS. Đào Hồng Quảng; “Nghiên cứu áp dụng công nghệ CGH đồng bộ để nâng cao công suất khai thác than lò chợ tại Công ty CP than Hà Lầm-Vinacomin”, của Chi hội Than Hà Lầm; “Thách thức của lĩnh vực khai thác dầu khí và các giải pháp KHCN để thực hiện chiến lược khai thác dầu khí”, của nhóm tác giải, TS. Nguyễn Hữu Trung, ThS. Đinh Thành Chung, TS. Đặng Thanh Tùng.

Các báo cáo tham luận tại Hội nghị đã đề cập đến nhiều góc độ, từ những tham luận chung, mang tính phổ quát, trong đó nêu lên những khó khăn, thách thức trong hội nhập và biến đổi khí hậu, cùng những giải pháp ứng phó của ngành công nghiệp mỏ, bao gồm khai thác than, khoáng sản và dầu khí, định hướng phát triển áp dụng KHCN đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu, đến những bài đề cập đến các giải pháp cụ thể của doanh nghiệp mỏ.

Các mục khác