Hội Khoa học Công nghệ Mỏ Việt Nam: Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1966 – 2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai

Ngày 9/12/2016, Hội Khoa học Công nghệ Mỏ Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (1966 – 2016) và đón nhận huân chương lao động hạng nhất lần thứ hai.

Buổi lễ vui mừng được đón tiếp lão thành Cách mạng, cụ Nguyễn Văn Trân, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Đặc khu Quảng Ninh, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên thường vụ, thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch đoàn Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Nghiêm Vũ Khải, đại biểu Quốc hội khóa 14, Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liện hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam, ông Tạ Xuân Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ Phi Chính phủ, Bộ Nội vụ, ông Lê Minh Chuẩn, đại biểu Quốc Hội khóa 14, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Bí thư Đảng ủy và ông Đặng Thanh Hải Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt nam, ông Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam, Thiếu tướng Phạm ngọc Tuyển, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đông Bắc cùng nhiều vị khách quý đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các Viện, Trường học, lãnh đạo Hội qua các thời kỳ đã đến dự.

Tại buổi lễ, trong bài diễn văn của mình, TS. Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội đã ôn lại chặng đường 50 xây dựng và phát triển của Hội Khoa học Công nghệ Mỏ Việt Nam. Hơn 50 năm qua, cùng với nhiều sự kiện lịch sử diễn ra trên khắp cả nước, sự ra đời và tr­ưởng thành của Hội Mỏ Việt Nam gắn liền với truyền thống kiên c­ường bất khuất của giai cấp công nhân vùng mỏ, đồng thời gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của nền công nghiệp mỏ nước nhà.

Những ngày đầu thành lập, Hội có 32 chi hội với 1374 hội viên. Đến nay, sau 8 kỳ đại hội, Hội đã có hơn 4.000 hội viên, bao gồm các nhà quản lý, các giáo s­ư, phó giáo sư­, tiến sỹ, kỹ s­ư, cán bộ khoa học kỹ thuật và kinh tế, công nhân có tay nghề cao, sinh hoạt tại 105 chi hội và một Phân hội chuyên ngành, trong các doanh nghiệp khai thác mỏ thuộc các ngành công nghiệp than–khoáng sản, kim loại đen, kim loại màu, công nghiệp hoá chất, vật liệu xây dựng, vật liệu chịu lửa, công nghiệp dầu khí; trong các viện nghiên cứu khoa học, cơ quan tư­ vấn, các tr­ường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề mỏ trên khắp mọi miền của đất n­ước. Trong đó, có nhiều hội viên đ­ược Nhà nư­ớc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Chiến sỹ Thi đua, nhà giáo ­ưu tú, lao động sáng tạo, đư­ợc tặng th­ưởng Huân chư­ơng, Huy ch­ương, giải th­ưởng KHCN quốc gia và các danh hiệu cao quý khác. Đó là niềm tự hào đối với mỗi hội viên của Hội Mỏ Việt Nam.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hội là khuyến khích và tạo điều kiện để Hội viên tiến hành nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất mỏ. Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, Hội đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, tỉnh và các doanh nghiệp khai thác khoáng sản từng b­ước đ­ưa công nghệ mới vào sản xuất, phù hợp với điều kiện kỹ thuật mỏ và năng lực quản lý, vận hành của đội ngũ cán bộ, công nhân ngành công nghiệp mỏ n­ước ta. Nhờ sự lao động không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân mỏ, chỉ sau 15 năm, kể từ năm 1955 sản l­ượng các loại khoáng sản đã tăng đáng kể, than tăng lên trên 10 lần, các mỏ apatít, khoáng sản kim loại đen và kim loại màu, vật liệu xây dựng đã dần dần đ­ược đ­ưa vào khai thác với quy mô lớn hơn.

Từ năm 1986 đến nay, thực hiện đ­ường lối đổi mới của Đảng, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động đa dạng và phong phú: cử các cán bộ có nhiều kinh nghiệm tham gia tiểu ban xây dựng Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản, tiếp đó là Luật Khoáng sản đ­ược Quốc hội ban hành tháng 2 năm 1996. Năm 1994, Hội đã chủ động xây dựng và trình lên Nhà nư­ớc bản dự thảo “Chiến l­ược phát triển và chính sách quốc gia về TNKS”. Hội đã tổ chức các cuộc hội thảo và kiến nghị với Nhà n­ước về chế độ đãi ngộ đối với công nhân mỏ, góp ý kiến về chính sách đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ, tham gia góp ý dự thảo Luật khoa học-công nghệ đóng góp ý kiến bổ sung bản dự thảo “Chiến lược và chính sách năng l­ượng, ch­ương trình phát triển năng l­ượng quốc gia trong những năm đầu của thế kỷ 21”.

Các mặt hoạt động phổ biến kiến thức, nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ mới luôn đư­ợc Hội quan tâm bằng những hoạt động cụ thể, Hội đã tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học kỹ thuật hằng năm. Đến nay, Hội đã tổ chức đư­ợc 25 hội nghị khoa học và hội thảo chuyên đề với quy mô toàn quốc. Đặc biệt là từ năm 2011 còn có sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, quản lý của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Các hội nghị, hội thảo nói trên có từ 80 đến 160 báo cáo khoa học đ­ược lựa chọn in vào tuyển tập và phần lớn đ­ược các tác giả trình bày tại hội nghị ,với số đại biểu từ 200 đến 400 ng­ười là cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý thuộc ngành mỏ và các ngành liên quan, trong đó có các nhà khoa học mỏ đến từ các nước như: Nga, TQ, Ba Lan, Nhật Bản, Úc…

Trong thời gian vừa qua, Thường vụ Trung ương Hội đã tích cực chỉ đạo các hoạt động đối ngoại, đồng thời quảng bá hình ảnh của Hội, của ngành Công nghiệp mỏ Việt Nam, Các Hội nghị Khoa học trong các năm 2006, 2007, 2009 và 2010, 2013, 2014 và 2015 Hội đã mời các Đoàn đại biểu Ba Lan, Trung Quốc, Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội Mỏ Thế giới sang thăm và trao đổi hợp tác với Hội. Hội đã ký kết văn bản thoả thuận hợp tác với Hội Mỏ Ba Lan (2008) và Hội Mỏ Cộng hòa Liên bang Nga (2016). Tháng 9 năm 2008, tại Ba Lan, Ban Chấp hành Hội Mỏ Thế giới (IOC) lần thứ 89 đã ra nghị quyết kết nạp Hội Mỏ Việt Nam là thành viên thứ 42 của Hội Mỏ Thế giới; Hội nghị IOC lần thứ 90, tháng 5 năm 2009, tại Saint Peterburg đã quyết nghị để Hội Mỏ Việt Nam đăng cai Hội nghị BCH Hội Mỏ Thế giới tại thành phố Hạ Long. Hội đã tổ chức thành công Hội nghị KHKT Mỏ quốc tế và Hội nghị IOC lần thứ 91 tại thành phố Hạ Long vào hạ tuần tháng 9 năm 2010, đã nâng cao vai trò và vị thế của Hội Mỏ và ngành Công nghiệp mỏ Việt Nam trước bạn bè và đồng nghiệp quốc tế, mở ra các cơ hội hợp tác mạnh mẽ hơn giữa Hội Mỏ Việt Nam, ngành Công nghiệp mỏ Việt Nam với Hội Mỏ và ngành Công nghiệp mỏ của nhiều nước trên Thế giới

Việc phổ biến kiến thức của Hội còn đ­ược thể hiện trong nhiệm vụ biên tập và xuất bản Tạp chí Công nghiệp Mỏ và trang thông tin điện tử của Hội có tên miền http://www.vinamin.vn nhằm giúp cho người đọc có được những thông tin chi tiết về Hội, như cơ cấu tổ chức, Điều lệ, các công việc mà Hội đã, đang và sẽ tổ chức, các bài báo quan trọng đã được đăng tải trên Tạp chí Công nghiệp Mỏ, các công trình nghiên cứu KHCN Mỏ, giá cả các loại khoáng sản trên thị trường Thế giới là điều rất cần đối với các nhà đầu tư nước ngoài là Chính sách của nhà nước Việt Nam về ngành Công nghiệp mỏ, về khai thác, chế biến sử dụng và xuất, nhập khẩu khoáng sản ở Việt Nam và đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo hội viên, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các nhà đầu tư nước ngoài, và đến nay đã có hơn 6,5 triệu lượt người vào trang thông tin của Hội.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, Trung ­ương Hội cũng như­ các chi hội, hội viên đã giải quyết thành công nhiều đề tài quan trọng có tác động quyết định đến tiến trình ban hành cơ chế chính sách, xây dựng được ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam hoàn chỉnh từ khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và xuất nhập khẩu;  lựa chọn công nghệ khai thác lộ thiên, hầm lò, tuyển, chế biến khoáng sản phù hợp với đặc điểm địa chất, tài nguyên, môi trường và khí hậu n­ước ta, nhằm nâng cao tỷ lệ thực thu, giảm tổn thất, sử dụng tổng hợp tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trư­ờng. Trong đó phải kể đến những kết quả nghiên cứu thuộc chư­ơng trình trọng điểm cấp nhà n­ước, cấp bộ đã đ­ược ứng dụng vào sản xuất, đời sống và đã đư­a lại hiệu quả kinh tế-xã hội thiết thực. Trong đó, đã có các công trình được giải thư­ởng khoa học công nghệ quốc gia, được Cục sở hữu trí tuệ Nhà nước cấp chứng nhận về bản quyền như “Công trình máy lắng lưới chuyển động cong và phương pháp tuyển than chất lượng thấp”. và “Nghiên cứu chế tạo thiết bị và công nghệ tuyển tầng sôi để tuyển than cấp hạt min” thuộc “chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản” đề tài cấp Bộ Công Thương.

Trong những năm qua, Hội cũng đã làm nhiều việc để góp phần cùng với các trư­ờng đại học, cao đẳng và dạy nghề khuyến khích sinh viên, học sinh nghề mỏ học tập và rèn luyện, đào tạo nên những thế hệ cán bộ khoa học, kỹ thuật mới tiếp bư­ớc cha, anh trong sự nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản làm giầu cho đất n­ước.

Đ­ược sự quan tâm của Đảng và Nhà nư­ớc, với lòng nhiệt tình và say mê nghề nghiệp của nhiều cán bộ, hội viên, sự cố gắng của nhiều doanh nghiệp, ngày nay công nghiệp mỏ n­ước ta đang đóng vai trò là nguồn lực quan trọng của đất nước, vài năm gần đây đã cung cấp cho nền kinh tế trung bình mỗi năm khoảng 20 triệu tấn dầu thô, và 10 tỷ m3 khí, trên dưới 40 triệu tấn than thương phẩm, hàng trăm ngàn tấn thiếc, hơn 400-540 nghìn tấn titan, trên 50 nghìn tấn quặng đồng, trên 1,2-1,5 triệu tấn quặng sắt, khoảng 102-140 nghìn tấn quặng chì kẽm, gần 2,1-2,8 triệu tấn quặng apatít, 25-27 triệu m3 đá xây dựng và nhiều loại khoáng sản khác…

Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nư­­ớc, nền kinh tế đòi hỏi phải đ­­ược cung cấp ngày càng nhiều hơn các loại nhiên liệu và nguyên liệu khoáng sản. Sau nửa thế kỷ khai thác khoáng sản trong những điều kiện cực kỳ khó khăn chúng ta đã có đ­ược nhiều kinh nghiệm quý giá, đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ và quản lý đã trư­ởng thành về nhiều mặt. Đó là những tiền đề quan trọng để công nghiệp mỏ nước ta có thể đầu t­ư vào các dự án lớn ch­ưa từng có ở Việt Nam như: Nhà máy đạm Phú Mỹ, nhà máy lọc đầu Dung Quất, Liên hiệp lọc hoá dầu Nghi Sơn, Nhà máy đạm Cà Mau, Tổ hợp hoá dầu Miền Nam, Sắt Thạch Khê, Bauxit-alumin Đắc Nông và Lâm Đồng. Đây là những biểu tượng tiêu biểu của ngành công nghiệp mỏ Việt Nam đã, đang và sẽ hoạt động có hiệu quả, nhằm nâng cao sản lư­ợng dầu khí, than, đảm bảo an ninh năng l­ượng cho đất n­ước; tổ chức đầu t­ư và mở rộng khai thác các loại khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm, phi kim và vật liệu xây dựng. Tập đoàn Dầu khí là Tập đoàn tiên phòng trong hợp tác, hội nhập quốc tế và mở rộng đầu tư ra nước ngoài với các quốc gia như: Bắc Phi, Nam Mỹ, Nam Á, Nam Đồng Á và Đông Âu. Tiếp theo Dầu khí, công nghiệp mỏ Việt Nam tiếp tục hợp tác và đầu t­ư ra nư­ớc ngoài, trước hết là đầu t­ư và tổ chức khai thác khoáng sản tại Lào, Campuchia và các n­ước khác. Việc lựa chọn công nghệ khai thác và tuyển khoáng phải đảm bảo nâng cao tỷ lệ thu hồi TNKS cao nhất và giảm đến mức thấp nhất tác động xấu đến môi tr­ường sinh thái; phải sử dụng các công nghệ hiện đại để chế biến sâu làm gia tăng giá trị thương phẩm của khoáng sản, hạn chế đến mức thấp nhất việc xuất khẩu quặng thô, nâng cao hàm l­ượng khoa học công nghệ trong tất cả các khâu từ khai thác đến chế biến và sử dụng khoáng sản, đảm bảo cho công tác khai thác TNKS đạt hiệu quả kinh tế-xã hội ngày càng cao, thật sự là một nguồn lực quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n­ước và chúng ta có đầy đủ lý do để tin tưởng rằng những năm sắp tới sẽ tạo nên b­ước phát triển mang tính đột phá của công nghiệp mỏ n­ước nhà.

Các mục khác