Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác quặng đồng vùng Vi Kẽm, Lào Cai

 Ngày 17/12/2012, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài "Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác quặng đồng vùng Vi Kẽm, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai bằng phương pháp hầm lò".

 

     Ngày 17/12/2012, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác quặng đồng vùng Vi Kẽm, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai bằng phương pháp hầm lò”.

Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Công Thương

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin;

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đào Hồng Quảng.

 

Hội đồng KHCN cấp cơ sở được thành lập theo Quyết định số 430/QĐ-QLKH, ngày 10/12/2012 của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin, gồm 7 thành viên:

1. TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Chủ tịch;

1. TS. Trần Tú Ba, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Phó Chủ tịch;

3. TS. Trương Đức Dư, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Phản biện 1;

4. ThS. Lê Thanh Phương, Trưởng phòng, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Phản biện 2;

5. TS. Phạm Minh Đức, Hội KHCN Mỏ Việt Nam – Ủy viên;

6. TS. Lê Văn Công, Trưởng phòng, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Ủy viên;

7. TS. Phan Xuân Bình, Trưởng phòng, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Ủy viên thư ký.

Theo các tài liệu thăm dò và đánh giá địa chất, khu Vi Kẽm – Lào Cai có trữ lượng quặng đồng tương đối lớn, đây là một trong những khu vực được quy hoạch đẩy mạnh thăm dò và đầu tư khai thác trong giai đoạn sắp tới. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này, cần tiến hành nghiên cứu lựa chọn phương pháp khai thác phù hợp, đáp ứng được các tiêu chí như: đảm bảo an toàn, có khả năng tận thu tối đa tài nguyên và đặc biệt là hạn chế được những tác động xấu tới môi trường.

Với mục tiêu: Nghiên cứu lựa chọn và đề xuất phương pháp khai thác hợp lý quặng đồng vùng Vi Kẽm, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nhằm đảm bảo cung cấp đồng cho nền kinh tế quốc dân và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:

1. Khảo sát, tổng hợp, đánh giá hiện trạng và đặc điểm điều kiện địa chất, kỹ thuật mỏ khoáng sàng quặng đồng khu Vi Kẽm, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

2. Tổng hợp kinh nghiệm khai thác quặng bằng phương pháp hầm lò trên thế giới và tại Việt Nam.

3. Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn phương pháp khai thác hợp lý trong điều kiện mỏ quặng đồng khu Vi Kẽm, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Qua 1 năm triển khai thực hiện, đề tài đã đạt được những mục tiêu cơ bản gồm: đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ và tổng hợp trữ lượng, tài nguyên các thân quặng đồng thuộc khoáng sàng khu Vi Kẽm – Lào Cai; tổng hợp kinh nghiệm khai thác quặng bằng phương pháp lộ thiên và phương pháp hầm lò trên thế giới; phân tích, tính toán khả năng khai thác phần trữ lượng quặng đồng khu vực Vi Kẽm – Lào Cai bằng cả phương pháp lộ thiên và hầm lò. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra rằng phương pháp khai thác hầm lò trong điều kiện mỏ quặng đồng khu Vi Kẽm có nhiều ưu điểm so với phương pháp khai thác lộ thiên như mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giảm mức độ ô nhiễm môi và sự ảnh hưởng đến vùng dân cư do không phải sử dụng nhiều diện tích mặt bằng. Theo đó, việc lựa chọn phương pháp khai thác quặng đồng vùng Vi Kẽm huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai bằng phương pháp hầm lò là hoàn toàn có tính khả thi.

Các thành viên của Hội đồng KHCN cấp cơ sở đã nhận xét, đóng góp ý kiến để nhóm thực hiện đề tài chỉnh sửa hoàn chỉnh báo cáo tổng kết để báo cáo tại Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Công Thương.

Các mục khác