Hội thảo khoa học: “Đáp ứng than cho nền kinh tế – Hiện trạng và Giải pháp”

Ngày 12/8/2017, tại Đà Nẵng, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học : “Đáp ứng than cho nền kinh tế – Hiện trạng và Giải pháp”.

Tham dự Hội nghị có đông đủ các ông, bà trong Ban chấp hành Trung ương Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch, ông Phùng Mạnh Đắc, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng Thư ký, … cùng với trên 200 đại biểu, đến từ 105 Chi hội, Phân hội Khoa học và Công nghệ Mỏ, thuộc các ngành Dầu khí, Than-Khoáng sản… trên khắp mọi miền đất nước.

Hội nghị vui mừng được đón tiếp các vị khách quý, GS. TSKH. Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam; ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam; ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Địa chất – Khoáng sản; Nguyễn Hữu Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ Công Thương; Các vị đại biểu, đại diện cho các Viện, Trường Đại học, Cao đẳng, các ban của Tập đoàn TKV, PVN, Tổng Biên tập Tạp chí Công nghiệp mỏ, Tạp chí Than – Khoáng sản…

Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin vinh dự là một trong các nhà tài trợ của Hội thảo, đồng thời đóng góp 11 bài trong Tuyển tập của Hội nghị. Đoàn cán bộ của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin có 18 người tham gia Hội nghị, do TS. Trần Tú Ba, Viện trưởng dẫn đầu, các Phó Viện trưởng, TS. Trương Đức Dư, TS. Đào Hồng Quảng, Trợ lý Viện trưởng, ThS. Hoàng Minh Hùng, cùng nhiều cán bộ, nghiên cứu viên.

Đoàn chủ tịch điều hành Hộị nghị là các Lãnh đạo Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch, Ông Phùng Mạnh Đắc, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký và Ông Trần Xuân Hà, Trưởng Ban KHCN. Ban thư ký Hội nghị, gồm có TS. Kiều Kim Trúc và ThS. Nguyễn Thị Hồng Gấm.

Trong diễn văn khai mạc, TS. Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội KH&CN Mỏ Việt Nam đã nhấn mạnh, để đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế quốc dân, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2017 về Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030. Với định hướng phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước; đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch, các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam. cam kết quốc tế của Việt Nam.

Quá trình triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng và thực tế sản xuất, cung ứng than cho các ngành kinh tế trong 1-2 năm trở lại đây đang đặt những vấn đề hết sức mấu chốt và căn bản, đòi hỏi sự giải quyết và tháo gỡ khó khăn không chỉ đơn thuần trong phạm vi khuôn khổ của các doanh nghiệp ngành Than mà cần được xem xét thấu đáo ở tầm chính sách vĩ mô của chính phủ, đó là: thị trường than trong nước có những sự biến động lớn không chỉ về số lượng, mà cả chủng loại và nhà cung cấp; tình trạng tồn kho than lớn; giá than trong nước cao hơn nhập khẩu; các bất cập về thuế và phí trong lĩnh vực khoáng sản; những vấn đề liên quan phát triển nhiệt điện và nhu cầu nhập khẩu than từ nước ngoài; vai trò của nhà nước trong vấn đề phát triển bền vững công nghiệp than với tư cách như là một trụ cột của an ninh năng lượng quốc gia …

Trước tình hình đó, trong khuôn khổ hoạt động khoa học thường xuyên hàng năm, Thường vụ Trung ương Hội KH & CN Mỏ VN quyết định tổ chức Hội thảo khoa học:”Đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế – Hiện trạng và Giải pháp” nhằm thảo luận và làm rõ tình hình sản xuất, cung ứng và những bất cập hiện nay trong chính sách phát triển công nghiệp than, đồng thời thống nhất đề xuất các ý kiến và giải pháp để kiến nghị với Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng than nhằm góp phần phát triển ngành than một cách bền vững.

Với chủ đề “Đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế – Hiện trạng và Giải pháp”, Tuyển tập báo cáo của Hội thảo đã tuyển chọn 27 báo cáo, trong số đó, một số báo cáo khoa học được trình bày trực tiếp trong Hội thảo.

Các mục khác