Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin: Hội nghị sơ kết quý III và triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2013

Ngày hôm nay, 11.10.2013, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin đã tổ chức Hội nghị sơ kết quý III và triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2013. Thành phần Hội nghị gồm toàn bộ Ban Lãnh đạo Viện, Giám đốc, phó Giám đốc các đơn vị thành viên và các trưởng, phó các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Viện. Viện trưởng, TS. Nguyễn Anh Tuấn chủ trì Hội nghị.Cùng tham dự Hội nghị có ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và ông Dương Phi Hùng, Trưởng Ban Khoa học công nghệ và Chiến lược của Tập đoàn.

Ngày hôm nay, 11.10.2013, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin đã tổ chức Hội nghị sơ kết quý III và triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2013.

Thành phần Hội nghị gồm toàn bộ Ban Lãnh đạo Viện, Giám đốc, phó Giám đốc các đơn vị thành viên và các trưởng, phó các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Viện. Viện trưởng, TS. Nguyễn Anh Tuấn chủ trì Hội nghị.

Cùng tham dự Hội nghị có ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và ông Dương Phi Hùng, Trưởng Ban Khoa học công nghệ và Chiến lược của Tập đoàn.

Trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, dịch vụ kỹ thuật và sản xuất kinh doanh.

Trong 9 tháng qua, tổng giá trị sản lượng toàn Viện ước đạt 80% kế hoạch, trong đó doanh thu thực hiện đạt 58% kế hoạch đã điều chỉnh. Một số kết quả nổi bật trong các lĩnh vực bao gồm:

* Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học:  

Viện đã đề xuất và triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước, Bộ và Tập đoàn, đã nghiệm thu hoàn thành 02 đề tài cấp nhà nước, 9 đề tài cấp Bộ. Tiếp tục thực hiện các đề tài, nhiệm vụ KHCN các cấp được giao trong năm và các năm tới. Đăng ký đề xuất hàng loạt các đề tài nghiên cứu các cấp thuộc các lĩnh vực Hầm Lò, Lộ thiên, Xây dựng Mỏ, Địa cơ Mỏ, An toàn Mỏ, …

* Công tác chuyển giao công nghệ, thực hiện dịch vụ khoa học công nghệ:

– Viện đã phối hợp với các Công tác chuyển giao áp dụng khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất cũng được Viện phối hợp với các mỏ triển khai đạt nhiều kết quả, như áp dụng giàn siêu nhẹ; áp dụng thử nghiệm hóa chất ngăn ngừa rỗng nóc, lở gương trong quá trình khai thác và đào lò tại Khe Chàm; áp dụng giá khung thuỷ lực di động trong công nghệ khai thác lò chợ trụ hạ trần cho các vỉa than có góc dốc  đến 45 độ tại Mạo Khê; tiếp tục triển khai áp dụng nhiều giải pháp công nghệ để nâng cao tốc độ đào lò, triển khai đào tạo công nghệ chống lò bằng vì neo chất dẻo tại một số mỏ hầm lò, áp dụng kíp nổ vi sai phi điện, thi công đào chống giếng đứng;

– Dự án hợp tác với Công ty than Nam Mẫu áp dụng thử nghiệm khai thác than bằng công nghệ cơ giới hoá, 8 tháng sản xuất đạt sản lượng 172 000 tấn than; dự kiến sản lượng năm 2013 (SX 10 tháng) đạt 220 000 tấn than.

– Trong việc thực hiện các công trình tư vấn, dịch vụ Khoa học kỹ thuật, thuộc lĩnh vực khai thác lộ thiên, như Lập dự án mở rộng khai thác lộ thiên mỏ Núi Béo; Dự án mở rộng mỏ Suối Lại – Công ty than Hòn Gai; Lập thiết kế mở rộng và nâng công suất khu mỏ tuyển đồng Sin Quyền – Lao Cai; Tiếp tục nghiên cứu, chế tạo, lắp đặt các hệ thống giám sát điều độ tập trung, tự động hóa sản xuất cho các nhà máy tuyển, các mỏ than và khoáng sản; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lí điều hành và bảo đảm an toàn lao động, từng bước hiện đại hóa các khâu công nghệ trong sản xuất; Sửa chữa, cải tạo hệ thống điều khiển đo lường cho Nhà máy luyện đồng Lào Cai; Thiết kế, chế tạo, lắp đặt Hệ thống điều khiển đo lường và thông tin liên lạc cho Dây chuyền công nghệ Nhà máy tuyển Bauxit Nhân Cơ; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ nguồn phòng nổ thông minh phục vụ cho các thiết bị điều khiển, đo lường và giám sát hoạt động trong khu vực sản xuất than hầm lò.

– Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo các nhiệm vụ KHCN do Bộ Công Thương và Tập đoàn giao, như: nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý điện năng cho các hộ khai thác than hầm lò; hỗ trợ triển khai một số giải pháp tiết kiệm năng lượng tại các mỏ than khu vực than Quảng Ninh; đánh giá hiệu quả áp dụng mô hình quản lý năng lượng tập trung tại các mỏ than hầm lò nhằm triển khai nhân rộng toàn Tập đoàn; Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO ứng dụng trong mỏ hầm lò và lộ thiên.

– Thực hiện công tác lập bản đồ nham thạch cho các mỏ khai thác lộ thiên và hầm lò; xác định tính chất cơ lí đất đá mỏ; đánh giá chất l­ượng khối đá; xác định quy luật dịch chuyển và biến dạng đất đá; đánh giá điều kiện địa chất thủy văn mỏ; đánh giá và dự báo tr­ượt lở và biến dạng bờ mỏ. Triển khai xác định chỉ tiêu cơ lý đá và thành lập bản đồ nham thạch mỏ than Cao Sơn, mỏ than Hà Tu, mỏ sắt Nà Lũng; quan trắc biến dạng hình học hai giếng nghiêng mức -175 khu Vàng Danh; khoan thăm dò than thuộc đề án khoan thăm dò bổ sung dự án khai thác phần lò giếng mức +0/-175 khu Vàng Danh, công ty than Vàng Danh; đo vẽ bản đồ địa hình với các tỷ lệ khác nhau phục vụ các dự án đầu tư xây dựng công trình.

– Kết quả chủ yếu trong lĩnh vực môi tr­ường là quan trắc môi tr­ường ở hầu hết các đơn vị trong ngành như: Công ty than Uông Bí, Vàng Danh, Nam Mẫu, kho vận Đá Bạc, Dương Huy, Quang Hanh, Đèo Nai, Thống Nhất, Khe Chàm, tuyển than Cửa Ông; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án khai thác quặng vàng gốc Sa Phìn, đổ thải nhà máy luyện đồng Lào Cai..v.v.. các khu vực thuộc dự án cải tạo mở rộng khai thác hầm lò mỏ than Vàng Danh, mỏ Suối Lại – Công ty than Hòn Gai; các dự án đầu tư­ khai thác các mỏ khoáng sản như­ mỏ thiếc Tĩnh Túc, mỏ sắt Nà Rụa (Cao Bằng)..v.v.. Các kết quả tư vấn, đánh giá tác động môi tr­ường và các giải pháp đề xuất cải tạo phục hồi môi tr­ường giúp các doanh nghiệp khai thác than khoáng sản nâng cao nhận thức và trách nhiệm, tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi tr­ường khi triển khai dự án đầu t­ư và có kế hoạch về mặt tài chính để phục hồi môi tr­ường khi dự án kết thúc.

* Công tác tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng mỏ mới:

Viện tiếp tục triển khai công tác tư vấn, lập thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán các dự án đầu tư khai thác than và khoáng sản, trong đó các dự án trọng điểm là dự án đầu tư xây dựng mỏ hầm lò Khe Chàm II&IV công suất 3,5 triệu tấn/năm; dự án đầu tư xây dựng mỏ hầm lò Núi Béo công suất 2 triệu tấn/năm; dự án đầu tư khai thác mỏ đồng Vi Kẽm (Lào Cai); dự án đầu tư mở rộng và nâng công suất khu mỏ – tuyển đồng Sin Quyền (Lào Cai); dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng vàng gốc khu Sa Phìn (Lào Cai); mở rộng nâng công suất mỏ Nam Khe Tam – công ty 86; đầu tư khai thác hầm lò khu mỏ Hồ Thiên công ty 91. Các dự án thực hiện theo đúng tiến độ. 

– Phối hợp với công ty than Núi Béo thực hiện “xây dựng bộ định mức, đơn giá phục vụ cho công trình xây dựng cặp giếng đứng mỏ hầm lò Núi Béo”, đồng thời triển khai xây dựng các bộ định mức, đơn giá phục vụ các công trình khai thác mỏ.

* Công tác an toàn mỏ:

– Đã thực hiện xong đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu tích hợp các hệ thống kiểm soát thông gió quan trắc khí mỏ nhằm xây dựng hệ thống giám sát tập trung phục vụ quản lý an toàn khí mỏ các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh đã nghiệm thu Hội đồng cấp nhà nước; đang triển khai  đề tài: Đánh giá tình trạng an toàn đối với các hệ thống vận tải, cơ điện trong các mỏ than hầm lò, nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản lý, kỹ thuật – công nghệ nhằm giảm thiểu sự cố tai nạn và phổ biến áp dụng thí điểm.

– Triển khai nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng nội dung công tác quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác than hầm lò và lộ thiên theo quy định tại Thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công Thuơng, phổ biến áp dụng thí điểm.

– Thực hiện các nhiệm vụ Tập đoàn giao, bao gồm: Bảo trì 30 hệ thống quan trắc khí mỏ tập trung ở các mỏ than hầm lò; Kiểm định, hiệu chuẩn và thử nghiệm các thiết bị an toàn phòng nổ, kiểm định thiết bị cấp cứu mỏ; Khảo sát, lấy mẫu, xây dựng bản đồ xác định độ chứa khí, độ thoát khí mêtan để phân cấp khí mỏ cho các đơn vị sản xuất than hầm lò; Khảo sát, tính toán hoàn thiện hệ thống thông gió mỏ; Tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện về cháy nổ khí mê tan và bụi than cho công nhân các mỏ than hầm lò.

* Công nghệ sàng tuyển, chế biến và sử dụng than – khoáng sản:

Từ kết quả tư vấn thiết kế, đào tạo hướng dẫn và chuyển giao công nghệ của Viện, công trình nhà máy tuyển bauxít Tân Rai – Công ty nhôm Lâm Đồng đã hoàn thành và bàn giao chính thức đưa vào vận hành sản xuất.. Năm 2103 Viện tiếp tục thực hiện thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công Công trình Nhà máy tuyển bauxit Nhân Cơ; Tham gia lập TKBVTC và lắp đặt thiết bị phần tuyển khoáng thuộc dự án Khai thác mở rộng nâng công suất mỏ đồng Sin Quyền…

*Công nghệ vật liệu và chế tạo thiết bị:

– Sản xuất cung cấp tại chỗ 20 000 thỏi chất dẻo cho các công trình chống lò bằng vì neo chất dẻo cốt thép.

– Cung cấp 350 tấn sản phẩm chất nhũ tương nền cho các đơn vị khai thác than lộ thiên.

– Tiếp tục chế tạo các thiết bị điện phòng nổ và an toàn tia lửa như bộ cắt điện liên động phòng nổ, bộ phối hợp liên động cắt điện và cấp nguồn nuôi, máy đo khí mêtan, camera phòng nổ, máy điện thoại, máy đàm thoại phóng thanh, hộp đấu cáp, bộ nguồn phòng nổ và các thiết bị điện khác như tủ điện cao thế, tủ điện khởi động mềm, tủ điều khiển hệ thống, thiết bị cảm biến tốc độ băng tải, v.v.. cung cấp lắp đặt cho các đơn vị nhằm thay thế sản phẩm nhập ngoại.

– Nghiên cứu chế tạo đầu đo khí mêtan cho các hệ thống quan trắc khí mỏ tập trung, các thiết bị tự động đo lường điều khiển dây chuyền công nghệ tuyển than và khoáng sản.

– Chế tạo các thiết bị điện tử cho hệ thống kiểm soát tự động giám sát tiêu thụ điện năng tiết kiệm và hiệu quả.

* Hoạt động sản xuất kinh doanh:

– Sản xuất và tiêu thụ 5 032 tấn tinh quặng manhêtit với doanh thu là 15,18 tỷ đồng.

– Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện , doanh thu đạt 25,2 tỷ đồng.

– Sửa chữa lắp đặt thiết bị điện, doanh thu 9 tháng đạt 7,36 tỷ đồng.

Về công tác tổ chức cán bộ và quản lý.

– Sau hơn hai năm chuyển sang hoạt động cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Viện đã xây dựng mô hình hoạt động theo cơ chế quản lí, điều hành tập trung nhằm tăng cường năng lực để tham gia thực hiện các chương trình khoa học công nghệ lớn của ngành, điều phối và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất lượng; xây dựng các quy chế quản lí điều hành mọi mặt như công tác tổ chức, tuyển dụng cán bộ, công tác kế hoạch, tài chính, khoán chi phí và sản phẩm, đào tạo cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác lao động tiền lương, phân phối thu nhập… Mọi hoạt động của Viện được điều hành theo hệ thống quản lý thống nhất từ lãnh đạo Viện đến giám đốc các đơn vị trực thuộc và các trưởng, phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ trên cơ sở tăng cường vai trò đôn đốc, kiểm tra giám sát, quản lý điều hành của thủ trưởng các đơn vị. Thực tế hoạt động trong những năm qua, cũng như 9 tháng năm 2013 cho thấy, các quy chế này của Viện đã được khẳng định là đúng đắn, tạo niềm tin tưởng trong mỗi cán bộ viên chức, đoàn kết, toàn tâm, toàn ý đóng góp công sức, trí tuệ vào việc thực hiện nhiệm vụ chung của Viện.

– Viện đã triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở làm việc cũng như đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị máy móc thí nghiệm với tổng giá trị thực hiện 16,186 tỷ đồng, đạt 63% kế hoạch Tập đoàn giao;  Tiếp tục triển khai mua sắm trang thiết bị thí nghiệm và duy trì hoạt động thường xuyên của Viện và các đơn vị thành viên với giá trị 3.764 triệu đồng; Dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin tại Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội: Đã được UBND thành phố Hà Nội thông qua Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc, đã lấy xong ý kiến cộng đồng dân cư và phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân về các chỉ tiêu quy hoạch. Hiện đang tiếp tục làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội và các cơ quan có liên quan để phê duyệt Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc để hoàn thiện thiết kế cơ sở và dự án trình Tập đoàn; Triển khai xây dựng Xưởng sản xuất manhêtit công suất 10 000 tấn /năm theo hướng cơ giới hoá các công đoạn sản xuất, tại khu sản xuất thực nghiệm Điền Công – Uông Bí

– Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học: Lực lượng lao động của Viện có 485 cán bộ viên chức, trong đó 15 tiến sỹ, 54 thạc sỹ và 294 kỹ sư và cử nhân. Năm 2012, Viện tiếp tục lựa chọn các cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn, có tâm huyết với ngành để gửi đi học cao học và nghiên cứu sinh tại các trường đại học trong nước và nước ngoài, bao gồm 6 cán bộ đi nghiên cứu sinh và 18 cán bộ đi học cao học. Hiện nay Viện có 20 cán bộ đang học nghiên cứu sinh (trong đó 03 học tập trong nước và 17 cán bộ học tập tại Liên bang Nga, Trung Quốc) và 27 cán bộ đang học cao học tại các trường Đại học trong nước.

– Viện luôn tăng cường các mối quan hệ, hợp tác với các đối tác nước ngoài để khai thác có hiệu quả các dự án tài trợ, hợp tác nghiên cứu, chế tạo thiết bị, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, đào tạo cán bộ. Viện tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước như Nga, Ucraina, Ba Lan, Séc, Slôvackia, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia; sự hợp tác quốc tế đã đem lại hiệu quả cao và hỗ trợ rất lớn cho Viện trong việc tư vấn và chuyển giao công nghệ. Cụ thể các dự án công nghệ tháo khí mêtan; các hệ thống quan trắc khí mỏ; công tác tư vấn thiết kế mỏ Khe Chàm II&IV, mỏ hầm lò Núi Béo.

– “Thông tin khoa học công nghệ mỏ” xuất bản định kỳ hàng tháng, kết hợp với website của Viện quảng bá thương hiệu Viện, giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu khoa học, các giải pháp hữu ích, sáng kiến cải tiến kĩ thuật, tạo ra một diễn đàn để phổ biến kiến thức, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động khoa học công nghệ trong và ngoài Ngành.

Công tác đoàn thể, thi đua, lao động tiền lương và chăm lo đời sống cán bộ, viên chức.

– Công tác Đảng, Công đoàn và các đoàn thể như Nữ công, Hội Cựu chiến binh,  hoạt động sôi nổi, góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường khối đoàn kết trong toàn Viện. Trong 9 tháng đã tổ chức, triển khai các phong trào thi đua lao động sản xuất, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, thu hút sự hưởng ứng của toàn thể cán bộ viên chức, tạo ra không khí thi đua sôi nổi rộng khắp, góp phần tăng năng suất và hiệu quả công việc.

– Viện đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức, thực hiện chế độ nghỉ mát hàng năm với mức bình quân 4.500.000 đồng/người; tổ chức 01 đoàn đi thăm quan du lịch Quảng Bình cho cán bộ viên chức đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua; tổ chức cho cán bộ đi nghỉ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe theo tiêu chuẩn của Tập đoàn. Tổ chức thăm hỏi, chăm lo những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng vào các ngày lễ tết của đất nước.

– Tiếp tục thực hiện cơ chế điều hành quản lý tập trung nhằm tăng cường sự phối hợp, chuyên môn hóa và năng lực thực hiện các nhiệm vụ lớn, đồng thời giải quyết việc làm, tiền lương và thu nhập cho cán bộ viên chức Viện. Thông qua giao kế hoạch, nghiệm thu kế hoạch hàng quý, Viện đã quản lý, điều phối và chỉ đạo thực hiện các đề tài, nhiệm vụ đảm bảo theo yêu cầu về chất lượng và tiến độ. Viện giao quỹ lương cho các đơn vị để chủ động trong phân phối đảm bảo công khai, dân chủ theo nguyên tắc gắn với lao động, tiền lương thực sự trở thành động lực thúc đẩy năng suất, chất lượng theo đúng sự chỉ đạo của Tập đoàn về giãn cách tiền lương.Tiền lương bỡnh quõn toàn Viện trong 9 tháng đạt 11 triệu đồng/người/tháng, trong đó bình quân của khối nghiên cứu đạt trên 11 triệu đồng/người/tháng.

– Các đơn vị thành viên của Viện: Công ty PTCN và Thiết bị Mỏ, Trung tâm An toàn Mỏ, đạt doanh thu so với kế hoạch, thu nhập ổn định, có sự chuẩn bị đủ công việc cho quý IV và chuẩn bị kế hoạch cho năm 2014 riêng Trung tâm Vật liệu nổ Công nghiệp năm 2013 gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ sản phẩm nhũ tương nền giảm, thị trường thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp giảm, dẫn đến doanh thu và thu nhập giảm so với năm 2012. Tuy nhiên để tháo gỡ khó khăn cho đơn vị Viện đã định hướng phát triển cho đơn vị theo hướng mở rộng ngành nghề, tăng cường phát triển các sản phẩm mới như sản xuất hoá chất chốn lò phục vụ trong xây dựng mỏ, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới khác. 

Một số tồn tại cần khắc phục được ghi nhận trong Báo cáo sơ kết, trong đó nhấn mạnh việc một số đơn vị chưa thực sự chú trọng việc đề xuất các đề tài, nhiệm vụ KHCN các cấp năm 2014 và các năm tiếp theo.

Hội nghị đã dành phần lớn thời gian cho các ý kiến tham luận của đại diện các đơn vị. Trong các ý kiến tham luận tập trung nêu lên những khó khăn, vướng mắc của đơn vị mình, đồng thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Kết luận, Viện trưởng, TS. Nguyễn Anh Tuấn đã đề cập đến  một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho từng đơn vị, đồng thời thống nhất phương hướng, nhiệm vụ của Viện trong quý IV và cả năm 2013, bao gồm:    

1) Tập trung dứt điểm các đề tài nghiên cứu cấp bộ, Tổng cục năng lượng, đề tài cấp Tập đoàn Vinacomin. Có kế hoạch kiểm tra giám sát của các Phó Viện trưởng và P. Quản lý khoa học với các Chủ nhiệm đề tài để nghiệm thu cơ sở kịp thời.

Cụ thể:

– Nghiệm thu tại hội đồng khoa học cấp Nhà nước 01 đề tài thuộc đề án Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng

– Nghiệm thu tại hội đồng khoa học cấp cơ sở 02 đề tài thuộc đề án Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng

– Nghiệm thu tại hội đồng khoa học cấp cơ sở 10 đề tài cấp Bộ giao hàng năm, do Tổng cục Năng lượng quản lý

– Nghiệm thu tại hội đồng khoa học cấp Bộ 02 đề tài thuộc Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015

– Tháo gỡ các vướng mắc, xin gia hạn một số đề tài, thanh lý hợp đồng thực hiện một số đề tài.

– Hoàn thiện các đề cương, dự toán các đề tài được Tập đoàn giao, ký kết hợp đồng.

2) Tập trung dứt điểm các hợp đồng dịch vụ khoa học kỹ thuật với các đơn vị sản xuất Than và Khoáng sản, đặc biệt các công trình có giá trị gia tăng cao cho Viện.

3) Tập trung giải quyết các công trình trọng điểm:

– Các công trình tư vấn thiết kế xây dựng mỏ hầm lò Núi Béo, mỏ Khe Chàm II – IV; Dự án tuyển bauxit Nhân Cơ, các dự án tháo khí mê tan..v.v.

– Phối hợp với Công ty than Nam Mẫu và Công ty than Vàng Danh  áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong khai thác than bằng cơ giới hoá đồng bộ: Tăng sản lượng khai thác tại lò chợ cơ giới hoá Công ty than Nam Mẫu, chuẩn bị diện khai thác chuyển tiếp cho năm 2014. Đối với công ty than vàng Danh thực hiện khẩn trương việc thu hồi, bảo dưỡng sửa chữa các dàn chống và chuẩn bị diện để tiếp tục đưa vào sản xuất.

4) Các đơn vị thành viên triển khai các hoạt động SXKD và dịch vụ kỹ thuật theo kế hoạch Viện giao, tổ chức sản xuất và phối hợp kịp thời với Viện để đảm bảo đạt các chỉ tiêu chung của toàn Viện năm 2013.

5)  Hoàn tất dự án xây dựng Xưởng sản xuất manhêtít công suất 10 000 Tấn/ năm; đầu tư bổ sung trang thiết bị phòng thí nghiệm, văn phòng..v.v..

6)  Đẩy mạnh hoạt động sản xuất các sản phẩm mới, mở rộng phạm vi và năng lực thí nghiệm hiệu chuẩn, sản xuất hoá chất phục vụ khai thác than; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các thiết bị công nghệ phục vụ các dự án chuyển giao công nghệ của Viện.

7) Đề xuất các nhiệm vụ, đề tài cũng như các hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ với các đơn vị sản xuất trong năm 2014.

8) Tăng cường kiểm soát chi phí, giá thành, chi phí thực hiện của các công trình đặc biệt đối với các đơn vị thành viên.

9)  Xây dựng bổ sung các Quy chế quản lý của Viện đảm bảo tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước, Bộ, ngành và của Tập đoàn Vinacomin.

10)  Công tác đào tạo cán bộ: Phù hợp với Quy định của Nhà nước, điều chuyển tạm thời cán bộ về Tập đoàn, đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho cán bộ Viện, phát huy vai trò cá nhân tham gia các khoá tuyển sinh của Nhà Nước và của các đơn vị tài trợ kinh phí.

11)  Chăm lo đời sống cán bộ viên chức Viện (Tiền lương, thu nhập, điều kiện hoạt động nghiên cứu và sản xuất, các phong trào văn hoá thể thao..v.v..)

12)  Hoàn thành các chỉ tiêu của Hợp đồng phối hợp kinh doanh giữa Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin và Tập đoàn Vinacomin./.

 

Các mục khác