QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 24/10 năm 1972, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin (tiền thân là Phân viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Than (trực thuộc Bộ Điện và Than) được thành lập, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức khoa học và công nghệ chuyên ngành trong lĩnh vực công nghiệp mỏ.
Theo dòng lịch sử của đất nước, Viện đã trải qua nhiều thăng, trầm, với những thay đổi về tổ chức: Phân viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Than (trực thuộc Bộ Điện và Than) theo Quyết định số 469/ĐT-TCCB của Bộ Điện và Than (1972 – 1978); Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Than (trực thuộc Bộ Điện và Than) theo Quyết định số 321/CP, của Hội đồng Chính phủ (1978 – 1979); Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Than (1979 – 1981); Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Mỏ (thuộc Bộ Mỏ và Than, sau là Bộ Năng lượng) theo Nghị định số169/CP của Hội đồng Chính phủ (1981- 1995) .
Từ ngày 06/5/1996 đến nay Viện là là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) theo Nghị định số 27/CP của Thủ tướng Chính phủ.
– Tên đầy đủ: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin
– Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: VKHCNM
– Tên gọi bằng tiếng Anh: Institute of Mining Science and Technology.
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: IMSAT
– Trụ sở chính: Số 3- Phan Đình Giót – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 84-024-38642024.
Fax: 84-024-38641564.
Website: www.imsat.vn
MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG:
Từ ngày 01/10/2010 Viện đã chính thức chuyển sang mô hình hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 05/6/2006 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập. Ngày 14/6/2016, Nghị định 54/2016/NĐ-CP ra đời, thay thế các nghị định 115/2005/NĐ-CP và nghị định 96/2010/NĐ-CP, Viện tiếp tục hoạt động theo mô hình Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên với các quyền tự chủ về tài chính, thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, quản lý và sử dụng tài sản.
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG:
Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật trong các lĩnh vực: công nghiệp mỏ, khoáng sản, luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất, cơ khí, điện, tự động hóa, thông tin liên lạc, an toàn, môi trường, kinh tế.
Hoạt động tư vấn gồm: Tư vấn đầu tư, thẩm định các dự án đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn đấu thầu, quản lý dự án, tư vấn mua sắm trang thiết bị và thăm dò, khảo sát, thi công xây dựng các công trình mỏ, luyện kim, công nghiệp, hóa chất, giao thông, cảng biển, dân dụng, công trình truyền tải điện, dường dây và trạm điện đến 220 KV; Nghiên cứu và xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, định mức kinh tế – kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn ngành mỏ;
Hoạt động kiểm tra và phân tích kỹ thuật, gồm: Kiểm định các thiết bị điện phòng nổ, các loại đồng hồ đo lường điện, nhiệt, áp lực; kiểm định các loại vật liệu nổ công nghiệp, nguyên liệu sản xuất vật liệu nổ từ các nguồn nhập khẩu, sản xuất trong nước và các loại vật liệu mới, các loại vì chống, dàn chống trong khai thác mỏ; thí nghiệm, hiệu chỉnh, sửa chữa, phục hồi và chế tạo thiết bị điện; phân tích lý – hóa, tính chất than – khoáng sản.
– Chế tạo, lắp đặt các loại máy và các thiết bị cơ khí, máy mỏ và năng lượng, hệ thống tự động, cảnh báo, thông tin, điều độ, phần mềm trong khai thác, sàng tuyển, chế biến than và khoáng sản.
– Sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng cho công nghiệp mỏ và dân dụng.
– Dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng, gồm công tác cấp cứu mỏ, đánh giá và xử lý môi trường, biên soạn tài liệu, đào tạo an toàn mỏ.
– Kinh doanh bất động sản và cho thuê văn phòng.
– Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghệ, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị phục vụ dây chuyền công nghệ trong công nghiệp mỏ, luyện kim, hóa chất, giao thông, cảng biển và dân dụng.
– Hoạt động xuất bản thông tin khoa học và kinh tế.
CƠ SỞ PHÁP LÝ:
– Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
– Các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước quy định về cơ chế hoạt động của tổ chức khoa học công nghệ công lập.
– Các quy chế, quy định của Tập đoàn TKV và của Viện.
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG:
Viện là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí theo quy định của pháp luật theo Quyết định số 2335/QĐ-HĐTV ngày 28/9/2010 của Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Viện KHCN Mỏ – TKV, tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí và Quyết định số 2337/QĐ-HĐTV ngày 28/9/2010 của Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện KHCN Mỏ – Vinacomin. Viện có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước.
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:
– Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật trong các lĩnh vực: công nghiệp mỏ, khoáng sản, luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất, cơ khí, điện, tự động hóa, thông tin liên lạc, an toàn, môi trường, kinh tế.
– Hoạt động tư vấn gồm: tư vấn đầu tư, thẩm định các dự án đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn đấu thầu, quản lý dự án, tư vấn mua sắm trang thiết bị và thăm dò, khảo sát, thi công xây dựng các công trình mỏ, luyện kim, công nghiệp, hóa chất, giao thông, cảng biển, dân dụng, công trình truyền tải điện, dường dây và trạm điện đến 220 KV; Nghiên cứu và xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, định mức kinh tế – kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn ngành mỏ;
– Hoạt động kiểm tra và phân tích kỹ thuật, gồm kiểm định các thiết bị điện phòng nổ, các loại đồng hồ đo lường điện, nhiệt, áp lực; kiểm định các loại vật liệu nổ công nghiệp, nguyên liệu sản xuất vật liệu nổ từ các nguồn nhập khẩu, sản xuất trong nước và các loại vật liệu mới, các loại vì chống, dàn chống trong khai thác mỏ; thí nghiệm, hiệu chỉnh, sửa chữa, phục hồi và chế tạo thiết bị điện; phân tích lý – hóa, tính chất than – khoáng sản.
– Chế tạo, lắp đặt các loại máy và các thiết bị cơ khí, máy mỏ và năng lượng, hệ thống tự động, cảnh báo, thông tin, điều độ, phần mềm trong khai thác, sàng tuyển, chế biến than và khoáng sản.
– Sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng cho công nghiệp mỏ và dân dụng.
– Dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng, gồm công tác cấp cứu mỏ, đánh giá và xử lý môi trường, biên soạn tài liệu, đào tạo an toàn mỏ.
– Kinh doanh bất động sản và cho thuê văn phòng.
– Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghệ, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị phục vụ dây chuyền công nghệ trong công nghiệp mỏ, luyện kim, hóa chất, giao thông, cảng biển và dân dụng.
– Hoạt động xuất bản thông tin khoa học và kinh tế.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ:
– Chức năng: Nghiên cứu, chế thử, sản xuất, tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực mỏ, luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất, điện và vật liệu xây dựng.
– Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu khoa học và công nghệ mỏ, luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất, điện và vật liệu xây dựng.
+ Nghiên cứu các vấn đề về môi trường, an toàn và kinh tế thuộc lĩnh vực mỏ, luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp, hoá chất, điện và vật liệu xây dựng.
+ Chế thử, sản xuất các sản phẩm và trang thiết bị phục vụ ngành mỏ, luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp, hoá chất, điện và vật liệu xây dựng từ kết quả nghiên cứu.
+ Thực hiện dịch vụ khoa học – công nghệ, thí nghiệm, kiểm định, tư vấn, thông tin, đào tạo, chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực mỏ, luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp, hoá chất, điện và vật liệu xây dựng.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ:
Mô hình tổ chức của Viện hiện nay gồm có: Khối cơ quan Viện và 3 đơn vị trực thuộc. Tổng số CBCNVC của toàn Viện hiện nay là trên 300 người.
+ Khối cơ quan Viện:
– Ban lãnh đạo Viện gồm: Viện trưởng, 2 Phó Viện trưởng và 1 Phụ trách Kế toán.
– Khối quản lý, nghiệp vụ: gồm 04 phòng (Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế hoạch, Phòng Kế toán, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế).
– Khối nghiên cứu: gồm 14 phòng (Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác hầm lò, Công nghệ Xây dựng công trình ngầm và mỏ, Nghiên cứu Công nghệ khai thác lộ thiên, Nghiên cứu Địa Cơ mỏ, Nghiên cứu Công nghệ than sạch, Công nghệ Tuyển khoáng – Luyện kim, Nghiên cứu Công nghệ môi trường, Nghiên cứu Điện-Tự động hóa, Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Máy và Thiết bị mỏ,Tư vấn đầu tư, Đào tạo & Phát triển các dự án thực nghiệm, Tư vấn xây dựng và quản lý dự án, Kinh tế dự án).
+ Các đơn vị trực thuộc Viện:
– Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ: Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc cơ sở nghiên cứu theo quyết định số 68/1998/QĐ-TTg ngày 27/03/19998 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thí điểm thành lập DNNN trong các cơ sở đào tạo và các cơ sở nghiên cứu. Công ty đã tiến hành cổ phần hóa từ tháng 10/2014, theo đó Viện nắm giữ 36% cổ phần và Công ty tự nguyện là Công ty con của Viện.
– Trung tâm An toàn Mỏ: Là đơn vị sự nghiệp có thu, hạch toán phụ thuộc Viện
– Trung tâm nghiên cứu phát triển than đồng bằng sông Hồng: Là đơn vị sự nghiệp có thu, hạch toán phụ thuộc Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin.
PHÒNG THÍ NGHIỆM:
Hiện nay Viện sở hữu 13 phòng thí nghiệm, đa số các phòng thí nghiệm đạt chứng chỉ Vilas, đáp ứng tốt cho công tác nghiên cứu của các lĩnh vực chuyên môn (Phòng thí nghiệm Cơ lý đá, Môi trường, Tuyển than và khoáng sản, Điện tự động hóa, Phân tích than và khí, Than tự cháy, Kiểm định thiết bị điện sử dụng trong mỏ hầm lò, Hiệu chuẩn máy đo khí và máy đo gió, Hệ thống quan trắc khí mỏ, Máy thở, Thông gió, Vật liệu nổ công nghiệp, Hiệu chuẩn điện).
PHẦN THƯỞNG:
* Huân chương Độc lập hạng Nhì, năm 2012;
* Huân chương Độc lập hạng Ba, năm 2007;
* Huân chương Lao động hạng Nhất, năm 2002;
* Huân chƣơng Lao động hạng Nhì, năm 1997;
* Huân chương Lao động hạng Ba, năm 1992;
* Huân chương Lao động động hạng Nhì, năm 2017.
Và nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tặng cho các tập thể, cá nhân của Viện./.