Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin làm việc với Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu – VIMICO

Ngày 7/8/2015, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu – VIMICO về việc lập thiết kế kỹ thuật khai thác và thiết kế bản vẽ thi công Dự án khai thác quặng đất hiếm mỏ Đông Pao (Lai Châu)

Tham dự buổi làm việc, về phía Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu – VIMICO có ông Bùi Văn Huyền, Giám đốc, ông Lê Hồng Khánh, Trưởng phòng đầu tư cùng một số cán bộ liên quan. Về phía Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin, có TS. Lưu Văn Thực, Phó Viện Trưởng, cùng một số cán bộ Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác Lộ thiên.

Theo “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” đã được phê duyệt, mỏ gồm hai khu: 1) Khu mỏ tuyển 1 gồm 2 khai trường thân quặng F3 và thân quặng F7 với tổng trữ lượng hơn 3.688.163 tấn (trong đó 576.205 tấn đất hiếm TR2O3, 1.507.960 tấn barit BaSO4 và 1.603.998 tấn fluorit CaF2). Công suất khai thác từ năm 1¸ 10: 273.000 tấn quặng nguyên khai/ năm. Từ năm thứ 11 kkhai thác với công suất: 338.000 tấn quặng nguyên khai/năm (hàm lượng 4,59% TR2);11,36% BaSO4; 13,34% CaF2); 2) Khu mỏ tuyển 2 gồm 5 khai trường các thân quặng F9, F10, F14, F16 và F17 với tổng trữ lượng 20.622.402 tấn (trong đó 1.640.777 tấn đất hiếm TR2O3, 11.309.206 và F10 với công suất 750.000 tấn quặng nguyên khai/năm (hàm lượng 4,33% TR2O3;19,29% BaSO4;28,26%CaF2); giai đoạn tiếp theo khai thác các thân quặng còn lại với công suất 1.630.000 tấn quặng nguyên khai/ năm (hàm lượng 2,5% TR2O3).

Tại buổi làm việc, Viện Khoa học công nghệ mỏ – Vinacomin đã đề xuất phương án kỹ thuật trên cơ sở nội dung dự án đầu tư đã được phê duyệt với một số giải pháp kỹ thuật. Tiếp đó, hai bên đã bàn bạc, thống nhất các giải pháp cơ bản phù hợp với điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ.

Kết quả buổi làm việc là cơ sở để hai bên triển khai thực hiện các bước tiếp theo./.

Các mục khác