Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin chủ trì thực hiện

Trong các ngày 19,20,21/10/2015, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin tổ chức Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở đề tài:

1. “Nghiên cứu đánh giá tính tự cháy của than và đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ phòng ngừa tự cháy ở các mỏ than hầm lò Việt Nam”. Đề tài thuộc chương trình khoa học công nghệ trong điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản, thực hiện đề án đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng dến năm 2015, tầm nhìn 2025.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Công thương

– Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Quốc Huy

Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp cơ sở được thành lập theo Quyết định số 304/QĐ – VKHCNM của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin, gồm 7 thành viên, do TS. Trần Tú Ba, Viện trưởng làm Chủ tịch.

3. “Nghiên cứu thiết kế xây dựng hệ thống quan trắc nước mỏ tự động cho các mỏ than hầm lò”

– Cơ quan chủ trì: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

– Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Văn Hải.

Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài ở cấp cơ sở được thành lập theo Quyết định số 314/ QĐ-QLKH, ngày 14/9/2015 của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin, gồm 7 thành viên, do TS. Trần Tú Ba, Viện trưởng làm Chủ tịch.

– Đối với đề tài: “Nghiên cứu đánh giá tính tự cháy của than và đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ phòng ngừa tự cháy ở các mỏ than hầm lò Việt Nam”. Đề tài thuộc chương trình khoa học công nghệ trong điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản, thực hiện đề án đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng dến năm 2015, tầm nhìn 2025.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong việc kiểm soát cháy nội sinh, đảm bảo an toàn trong khai thác than hầm lò của Việt Nam, năm 2013, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã đề xuất và được Bộ Công Thương tuyển chọn, giao thực hiện đề tài này. Nội dung chính của đề tài:

1. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp đánh giá, xác định tính tự cháy của than cho điều kiện các mỏ hầm lò Việt Nam;

2. Nghiên cứu, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về tính tự cháy của than tại các mỏ hầm lò Việt Nam;

3. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ dự báo, phòng ngừa và kiểm soát cháy nội sinh ở các mỏ hầm lò Việt Nam;

4. Nghiên cứu, khảo sát, thiết kế và hoàn thiện một số giải pháp phòng ngừa, kiểm soát cháy nội sinh  tại mỏ Khe Chuối.

Theo Báo cáo tổng kết, từ những kinh nghiệm của một số nước có nền công nghiệp khai thác than phát triển, đề tài đã tổng hợp xây dựng Phương pháp xác định tính tự cháy của than, vừa đảm bảo tính khoa học, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trên cơ sở Phương pháp xác định, đề tài đã lấy mẫu than của 10 mỏ là đối tượng nghiên cứu, phân tích xác định tính tự cháy của than trong phòng thí nghiệm.

Cùng với đó, đề tài nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm dự báo, phòng ngừa, và kiểm soát cháy nội sinh.

Từ các kết quả nghiên cứ, đề xuất nêu trên, đề tài đã khảo sát, thiết kế một số giải pháp phòng ngừa cháy nội sinh tại mỏ Khe Chuối, với nhóm các giải pháp: Xây tường chắn cách ly khu vực đã khai thác, theo dõi hàm lượng khí khu vực cách ly, phun khí ni tơ vào vùng phá hỏa của lò chợ. Những giải pháp trên đã được áp dụng thành công trong thực tế.

Hội đồng KHCN cấp cơ sở đánh giá, đề tài đã bám sát các nội dung theo đề cương được duyệt và thống nhất nghiệm thu đề tài ở cấp cơ sở. Đồng thời đề nghị nhóm thực hiện đề tài chỉnh sửa, hoàn thiện Báo cáo tổng kết để nghiệm thu ở cấp Nhà nước.

– Đối với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất công nghệ đào và chống giữ các đường lò dọc vỉa than trong khai thác vỉa mỏng”.

Đề tài đã tập trung nghiên cứu một số nội dung: 1) Đánh giá hiện trạng đào chống lò dọc vỉa than khi khai thác vỉa mỏng vùng Quảng Ninh. 2) Tổng hợp kinh nghiệm đào chống các đường lò chuẩn bị khi khai thác vỉa than mỏng trên thế giới. 3) Nghiên cứu đề xuất công nghệ đào chống các đường lò dọc vỉa than khi khai thác vỉa mỏng tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh. 4) Thiết kếvà triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ đào chống lò đề xuất (công nghệ chống giữ bằng vì neo chất dẻo cốt thép kết hợp lưới thép) tại khu Tây Đá Mài, Công ty than Hạ Long. 5) Đánh giá kết quả áp dụng thử nghiệm công nghệ đào chống lò đề xuất trong thực tế và xây dựng quy trình đào chống lò dọc vỉa than khi khai thác vỉa mỏng hoàn thiện.

Đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung nghiên cứu, các giải pháp kỹ thuật công nghệ đào lò dọc vỉa than mỏng được đề tài đề xuất đảm bảo tính thực tiễn và khả thi với điều kiện các công ty than hầm lò vùng Quảng Ninh.

– Đối với đề tài: “Nghiên cứu thiết kế xây dựng hệ thống quan trắc nước mỏ tự động cho các mỏ than hầm lò”

Theo Báo cáo tổng kết, đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu, bao gồm: 1) Nghiên cứu thiết kế, xây dựng hệ thống quan trắc nước mỏ tự động cho các mỏ than hầm lò ở Việt Nam, 2) Nghiên cứu thiết kế, xây dựng hệ thống tự động hoá các hầm bơm cho các mỏ than hầm lò; 3) Nghiên cứu thiết kế phần mềm điều khiển tự động hoá hầm bơm, phần mềm giám sát và kiểm soát nước mỏ.

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã tính toán và thiết kế hệ thống quan trắc nước mỏ tự động cho mỏ than Bình Minh – Công ty than Hòn Gai – TKV. Kết quả cho thấy, hệ thống quan trắc nước mỏ tự động hoàn toàn có tính khả thi và có thể mở rộng phạm vi áp dụng tại các mỏ hầm lò ở Việt Nam.

Các đề tài nói trên đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ nghiệm thu ở cấp cơ sở. Đồng thời, đóng góp ý kiến để nhóm thực hiện đề tài chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo tổng kết để nghiệm thu ở cấp trên./.

Các mục khác