Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin tiếp và làm việc với Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula (Nga)

Ngày 24/2/2016, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã tiếp và làm việc với các giáo sư thuộc Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula (Nga).

Tiếp và làm việc với đoàn, về phía Viện Khoa học công nghệ Mỏ – Vinacomin có TS. Trần Tú Ba, Viện trưởng, TS. Lưu Văn Thực, Phó Viện trưởng, và các cán bộ liên quan, về phía Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula có GS.TS. Samal Andrei, Trưởng Bộ môn Cơ học vật liệu, GS.TS. Antsiferov Sergei, Trưởng Khoa Xây dựng. Tham dự buổi làm việc còn có một số cán bộ trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội.

Tại buổi làm việc, TS. Trần Tú Ba, Viện trưởng đã giới thiệu về quá trình xây dựng và phát triển của Viện và sự hợp tác của Viện với các đối tác Nga những năm qua, trong công tác đào tạo và các lĩnh vực nghiên cứu công nghệ khai thác hầm lò, lộ thiên, tuyển chế – khoáng sản,…

Tiếp đó, ông Samal Andrei đã giới thiệu về Trường Đại học tổng hợp Quốc gia Tula, và các chuyên ngành nhà trường đào tạo, cũng như bộ môn cơ học vật liệu do ông phụ trách. Theo đó, Trường Đại học tổng hợp Quốc gia Tula được thành lập năm 1930 và là một trong 10 trường hàng đầu của LB Nga. Trường Đại học tổng hợp Quốc gia Tula gồm có các trường đại học thành viên là: Đại học Bách khoa; Đại học Y khoa; Đại học Các hệ thống chính xác cao; Đại học Giáo dục Quốc tế; Trung tâm giáo dục đào tạo tiền đại học, Trung tâm nâng cao trình độ nghiệp vụ khu vực và 73 tổ bộ môn. Hiện nay, Trường có hơn 20.000 sinh viên, 400 nghiên cứu đang được đào tạo tại trường. Trong đó có hơn 600 học viên nước ngoài đến từ 30 nước trên thế giới. Cũng theo ông Samal Andrei, Bộ môn do ông phụ trách các công trình nghiên cứu về đường hầm giao thông, đường điện ngầm, vỏ chống giếng đứng nhiều lớp, tính áp lực mỏ, dự báo động đất,… Các công trình trên, đều dựa trên các phương pháp toán học đảm bảo độ chính xác cao về an toàn và kỹ thuật công trình.

Các mục khác