Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin: Hội nghị nghiệm thu đề tài cấp cơ sở

Ngày 30.7.2016, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở hai đề tài, bao gồm: 1) “Nghiên cứu đánh giá khả năng và hiệu quả khai thác và tuyển quặng titan-zircon khu vực Lương Sơn, tỉnh Bình Thuận” và 2) “Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống bảng led điện tử chỉ dẫn và cảnh báo an toàn điều khiển từ xa cho các mỏ khai thác than hầm lò”.

1. Đối với đề tài thứ Nhất, Hội đồng khoa học công nghệ cấp cơ sở được thành lập theo Quyết định của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin, số 506/QĐ-VKHCNM, ngày 30/6/2016, gồm 7 thành viên, TS. Trần Tú Ba, làm Chủ tịch, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Sơn, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, Phó Chủ tịch, TS. Chu Công Dần, Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, Phản biện 1, ThS. Nguyễn Văn Tráng, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Phản biện 2.

Cơ quan quản lý đề tài: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Văn Minh

Theo Báo cáo tổng kết trình bày tại Hội nghị, đề tài đã hoàn thành những nội dung nghiên cứu: 1) Tổng quan công nghệ khai thác, tuyển quặng titan sa khoáng; 2) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ khai thác và tuyển quặng titan-zircon sa khoáng; 3) Nghiên cứu đề xuất công nghệ khai thác quặng titan-zircon khu vực Lương Sơn I, Bình Thuận; 4) Đề xuất công nghệ tuyển quặng titan-zircon khu vực Lương Sơn I, Bình Thuận; 5) Đề xuát các giải pháp cung cấp điện, nước và xây dựng; 6) Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế.

Sau khi nghe nhóm thực hiện trình bày báo cáo tổng kết đề tài, các nhận xét phản biện cũng như các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu đã đóng góp nhiều ý kiến, trong đó, về cơ bản đánh giá, nhóm thực hiện đã hoàn thành việc thực hiện đề tài với khối lượng công việc rất lớn và thống nhất nghiệm thu đề tài ở cấp cơ sở. Bên cạnh đó, các ý kiến phản biện, đóng góp đã tập trung vào việc lựa chọn các phương án công nghệ, thiết bị khai thác, tuyển quặng titan-zircon và thống nhất phương án chọn của đề tài, đó là tổ hợp công nghệ, thiết bị khai thác, với tàu cuốc ở mức +30, khai thác đến mức +50, tầng trên mức +50, sử dụng máy xúc gầu ngoạm, cấp liệu cho tàu cuốc ở mức dưới; quặng sau khai thác từ tàu cuốc được bơm qua đường ống cấp cho tổ hợp thiết bị tuyển ở phía sau, đổ thải trong, sau tổ hơp tuyển. Hệ thống thiết bị này cùng di chuyển theo hướng tiến gương. Đồng thời, các ý kiến đóng góp đề nghị đề tài cần hoàn thiện, theo hướng: i) luận giải rõ hơn về các phương án công nghệ, thiết bị, nhằm khẳng định tính khả thi của phương án chọn; 2) Xác định lại hiệu quả kinh tế, với việc thay đổi công suất của tổ hợp, cập nhật giá bán sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới, xem xét đề xuất phương án chế biến sâu sản phẩm để nâng cao tính khả thi về kinh tế cho phương án. Trên cơ sở đó, nhóm thực hiện đề tài chỉnh sửa, hoàn thiện Báo cáo tổng kết trước khi trình nghiệm thu ở cấp quản lý đề tài.

2. Đối với đề tài thứ Hai, Hội đồng khoa học công nghệ cấp cơ sở được thành lập theo Quyết định của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin, số 418/QĐ-VKHCNM, ngày 31/5/2016, gồm 7 thành viên, TS. Trần Tú Ba, làm Chủ tịch, TS. Đào Đắc Tạo, Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam,  Phó Chủ tịch, TS. Nguyễn Đức Khoát, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, Phản biện 1, ThS. Đặng Trần Chuyên, Viện Nghiên cứu Điện tử, tin học, tự động hóa, Bộ Công Thương, Phản biện 2.

Cơ quan quản lý đề tài: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Mạnh Cường

Các mục khác