Bộ Công thương nghiệm thu đề tài, dự án thử nghiệm do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin thực hiện

Ngày 20/9/2016, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác bằng giàn chống đối với các vỉa dày trung bình, độ dốc 35-55 độ ở các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh” và dự án sản xuất thử nghiệm: “Áp dụng công nghệ cơ giới hoá khai thác các vỉa than có độ dày đến 2,0m, dốc thoải đến nghiêng vùng Quảng Ninh”,  thuộc Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.

Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 256/QĐ-BCT ngày 18/1/2016 và Quyết định số 480/QĐ-BCT ngày 1/2/2016 của Bộ Trưởng Bộ Công thương, gồm 9 thành viên, PGS.TS. Trần Xuân Hà, Chủ tịch, PGS. TS. Phùng Mạnh đắc, Phó Chủ tịch, ThS. Nguyễn Việt Cường, Uỷ viên Phản biện 1, PGS.TS. Trần Văn Thanh, Uỷ viên Phản biện 2. Hội nghị nghiệm thu còn có sự tham dự của ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ.

+ Đối với đề tài “Nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác bằng giàn chống đối với các vỉa dày trung bình, độ dốc 35-55 độ ở các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh”.

 Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thươg

– Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin

– Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Tuấn Ngạn

Với mục tiêu lựa chọn công nghệ khai thác bằng giàn chống hợp lý đối với các vỉa dày trung bình, độ dốc 35-55 nhằm nâng cao mức độ an toàn và cải thiện điều kiện cho người lao động, đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu bao gồm:

1. Đánh giá tổng hợp trữ lượng và đặc điểm điều kiện địa chất – kỹ thuật mỏ theo các yếu tố ánh hưởng đến công nghệ khai thác sử dụng giàn chống. Với tổng trữ lượng là 136.126 nghìn tấn.

2. Tổng hợp kinh nghiệm áp dụng công nghệ khai thác các vỉa dày trung bình, góc dốc 35-55 độ trong nước và nước ngoài; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ khai thác sử dụng dàn chống và đề xuất 4 sơ đồ công nghệ khai thác sử dụng các loại dàn chống, với trữ lượng là 28.384 ngàn tấn, chiếm 20,8%.

+ Đối với trữ lượng lượng vỉa có chiều dày trung bình, góc dốc 35 <α≤450: áp dụng sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo phương, cơ giới hoá đồng bộ gương lò chợ xiên chéo hoặc ke theo hướng dốc vỉa, điều khiển đá vách bằng PHTP.

+ Đối với trữ lượng vỉa có chiều dày trung bình, góc dốc 45 <α≤550 : Áp dụng sơ đồ công nghệ khai thác cơ giới hoá đồng bộ sử dụng tổ hợp dàn chống 2ASNH điều khiển đá vách bằng PHTP và áp dụng sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo phương, sử dụng dàn chống mềm loại ZRY, điều khiển đá vách bằng PHTP.

3. Trên cơ sở các công nghệ đề xuất lựa chọn cho các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, đề tài đã lựa chọn và thiết kế áp dụng thử nghiệm công nghệ khai thác cột dài theo phương, sử dụng dàn chống loại ZRY trong điều kiện vỉa 9b khu Tràng Khê II, Công ty than Hồng Thái. Qua quá trình theo dõi kết quả áp dụng thử nghiệm cho thấy, Công nghệ đã chó một số chỉ tiêu kỹ thuật, công suất lò chợ đạt 90 ngàn tấn/năm, năng suất lao động đạt 5,4tấn/công, tổn thất than 16,5% đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho mỏ.

Trên cơ sở các kết quả đạt được của đề tài, Hội đồng khoa học công nghệ cấp Nhà nước đã thống nhất nghiệm thu, với kết quả đạt 90 điểm, xếp loại xuất sắc.

*  Đối với dự án sản xuất thử nghiệm : “Áp dụng công nghệ cơ giới hoá khai thác các vỉa than có độ dày đến 2,0m, dốc thoải đến nghiêng vùng Quảng Ninh”.

Các mục khác