Tập đoàn TKV: Hội nghị về mở rộng áp dụng chống lò bằng vì neo trong các mỏ hầm lò

Ngày 9/5/2017, dưới sự chủ trì của Tổng Giám đốc Tập đoàn Đặng Thanh Hải, tại Trung tâm Điều hành sản xuất tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị về mở rộng áp dụng chống lò bằng vì neo trong các mỏ hầm lò.

Tham dự Hội nghị, có các Thành viên HĐTV Phạm Văn Mật và Vũ Thành Lâm, các Phó Tổng Giám đốc Khuất Mạnh Thắng và Nguyễn Đình Thịnh, Trưởng, Phó Ban, các ban KCM, KCL, CV, AT; Giám đốc các mỏ than hầm lò, Mạo Khê, Uông Bí, Hồng Thái, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà Lầm, Núi Béo, Hòn Gai, Quang Hanh, Hạ Long, Dương Huy, Mông Dương, Khe Chàm; Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, Giám đốc Công ty CP Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp.

Khai mạc Hội nghị, Tổng Giám đốc Đặng Thanh Hải nhắc lại tính ưu việt của việc chống lò bằng vì neo, không những giảm chi phí chống lò, có khả năng áp dụng cơ giới hóa khâu chống lò, mà còn cải thiện điều kiện lao động của công nhân… Chính vì vậy, tại nhiều nước phát triển, như Trung Quốc, Nga, Australia, gần như 100% đường lò mỏ được chống bằng vì neo các loại. Tiếp đó, Tổng Giám đốc đã đề cập đến các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách của Tập đoàn, khuyển khích áp dụng vì neo, được ban hành trong thời gian qua. Thực tế, mặc dù việc chống lò bằng vì neo đã được triển khai trên 20 năm, tuy nhiên, kết quả áp dụng vì neo của TKV vẫn rất khiêm tốn. Như năm 2016, trên tổng số 230 ngàn m lò đào trong năm, chỉ có 6.500 m chống bằng vì neo, tương ứng chỉ 2,8% và kế hoạch năm 2017 cũng chỉ đặt ra mức 6.600 m lò chống neo, trên tổng số 243 ngàn mét lò đào. Từ đó, việc tìm ra giải pháp thích hợp để mở rộng áp dụng chống lò bằng vì neo là rất cấp thiết, là một trong những giải pháp lớn để giảm giá thành khai thác than hầm lò của TKV. Và đây cũng là nội dung xuyên suốt của Hội nghị.

Sau lời khai mạc của Tổng Giám đốc, Hội nghị đã nghe Báo cáo “Công tác đào, chống lò bằng vì neo năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017”, do Trưởng Ban KCM Phạm Văn Hòa trình bày. Theo đó, việc áp dụng chống lò bằng vì neo còn bị hạn chế, có nguyên nhân cơ bản, đó là:

– Một số đơn vị chưa thực sự quyết liệt và chủ động trong việc tổ chức, chỉ đạo chống lò bằng vì neo, không muốn thay đổi công nghệ;

– Tài liệu địa chất, tính chất cơ lý đá chưa đủ chi tiết để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện;

– Thiết kế chống lò bằng vì neo trong các dự án còn mang tính chất thiết kế mẫu, hạn chế việc áp dụng mở rộng;

– Thiết bị phục vụ thi công neo không đồng bộ, không tiên tiến và không đủ về số lượng;

– Vật tư phần lớn phải nhập ngoại, giá thành cao, không chủ động trong sản xuất.

Về giải pháp thực hiện, Báo cáo đề xuất 5 giải pháp chính, trong đó, trước tiên là phải nâng cao mức độ nhận thức từ lãnh đạo đến CBCNVC của từng đơn vị, tiếp đó là các giải pháp kỹ thuật, như đổi mới công tác thiết kế, đầu tư thiết bị, đào tạp, hướng dẫn công nghệ; chủ động trong việc chế tạo nội địa hóa các thiết bị, vật tư phụ kiện neol tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các văn bản pháp quy, Hướng dẫn áp dụng công nghệ phục vụ phát triển áp dụng chống neo…

Các mục khác