Hội nghị nghiệm thu cấp Bộ Công Thương, đề tài do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin chủ trì thực hiện

Ngày 24/5/2017, Bộ Công Thương đã tổ chức nghiệm thu 3 đề tài do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin chủ trì thực hiện: 1) Nghiên cứu lựa chọn vật liệu chèn hợp lý trong công nghệ chèn lò bằng sức nước để bảo vệ bề mặt tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh; 2) Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị lắp đặt vì chống đào lò xây dựng cơ bản; 3) Nghiên cứu công nghệ tuyển than don xô vùng Quảng Ninh bằng thiết bị tuyển xoáy lốc huyền phù 3 sản phẩm.

Hội đồng KHCN nghiệm thu các đề tài nói trên được thành lập theo Quyết định số 558/QĐ-BCT, ngày 27/2/2017.

1) Đối với đề tài Nghiên cứu lựa chọn vật liệu chèn hợp lý trong công nghệ chèn lò bằng sức nước để bảo vệ bề mặt tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Đức Nguyên

HĐKH gồm 9 thành viên, PGS. TS. Trần Văn Thanh, Trường Đại học Mỏ-Địa chất là Chủ tịch, KS. Nguyễn Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và Tiết kiệm năng lượng, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương là Phó Chủ tịch, TS. Lê Văn Thao, Hội KH&CN mỏ Việt Nam, Ủy viên phản biện 1 và TS. Đào Văn Chi, Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Ủy viên phản biện 2.

Theo báo cáo trình bày tại Hội nghị, vùng than Quảng Ninh có khoảng 2,1 tỷ tấn trữ lượng nằm dưới các công trình, đối tượng cần bảo vệ trên bề mặt, phải để lại các trụ than bảo vệ. Để khai thác phần than này, cần thiết phải áp dụng chèn lò. Trong các loại hình công nghệ chèn lò, bằng tự chảy, bằng khí nén … chèn lò thủy lực là giải pháp được lựa chọn khi khai thác than nằm dưới các công trình có yêu cầu khắt khe về mức độ sụt lún. Trong công nghệ chèn lò thủy lực, việc lựa chọn vật liệu chèn hợp lý là một điều kiện quyết định đến sự thành công của công nghệ. Để đảm bảo chức năng chống sụt lún trên bề mặt địa hình, đòi hỏi vật liệu chèn phải có khả năng nhanh chóng liên kết tạo khối, cường độ kháng nén của khối chèn phải đạt được giá trị nhất định. Để thuận lợi trong thi công, vật liệu chèn phải có cỡ hạt hợp lý, thoát nước tốt, không bám dính trên đường ống… Và một yêu cầu quan trọng nữa, vật liệu chèn phải rẻ nhất, sẵn có trong khu vực thi công. Để giải quyết các vấn đề nói trên, trong quá trình thực hiện, đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu, bao gồm: 1) Tổng hợp kinh nghiệm lựa chọn vật liệu chèn trong công nghệ chèn lò thủy lực khai thác than dưới đối tượng bảo vệ bề mặt tại các nước trên thế giới; 2) Nghiên cứu lựa chọn vật liệu chèn lò thủy lực để bảo vệ bề mặt tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh; 3) Thiết kế giải pháp chèn lò cho lò chợ VM-K8-7 khu Vũ Môn, Công ty than Mông Dương.

Tại Hội nghị, HĐKH đánh giá, đề tài đã hoàn thành toàn bộ các nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu hợp lý, chất lượng nghiên cứu có độ tin cậy cao. HĐKH đã thống nhất nghiệm thu đề tài và đánh giá đạt loại khá.

2) Đối với đề tài Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị lắp đặt vì chống đào lò xây dựng cơ bản.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Quốc Trung.

HĐKH gồm 9 thành viên, PGS. TS. Nguyễn Đức Sướng, Trường Đại học Mỏ-Địa chất là Chủ tịch, KS. Nguyễn Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và Tiết kiệm năng lượng, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương là Phó Chủ tịch,PGS. TS. Vũ Nam Ngạn, Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Ủy viên phản biện 1 và TS. Đỗ Trung Hiếu, Viện Cơ khí Năng lượng và mỏ-Vinacomin, Ủy viên phản biện 2.

Các mục khác