Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở Dự án thuộc “Chương trình Khoa học & Công nghệ trọng điểm cấp Quốc gia”

Ngày 16/8/2022, Viện KHCN Mỏ đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu Dự án sản xuất thử nghiệm“Hoàn thiện các giải pháp công nghệ xử lý bờ trụ mỏ than Na Dương đảm bảo an toàn cho các công trình trên bề mặt và khai thác xuống sâu” thuộc Chương trình Khoa học & Công nghệ trọng điểm cấp Quốc gia phục vụ đổi mới, HĐH công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025” thực hiện đề án “Đổi mới và HĐH công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025”.

TS. Đào Hồng Quảng, Chủ tịch Hội đồng điều hành tại Hội nghị

Đoàn Văn Thanh trình bày báo cáo tại Hội nghị

Hội đồng KHCN của Dự án được thành lập theo Quyết định số 324/QĐ-VKHCNM, ngày 25/7/2022 gồm 7 thành viên, do TS. Đào Hồng Quảng (Viện trưởng -Viện KHCN Mỏ) làm Chủ tịch; TS. Nhữ Việt Tuấn (Phó Viện trưởng – Viện KHCN Mỏ) làm Phó Chủ tịch; PGS.TS. Phạm Văn Hòa (Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội) – Phản biện 1; PGS.TS. Kiều Kim Trúc (Hội KHCN Mỏ Việt Nam) – Phản biện 2. Hội nghị có sự tham dự của TS. Lê Đức Nguyên, đại diện Cơ quan quản lý – Bộ Công Thương.

– Cơ quan quản lý: Bộ Công Thương

– Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin.

– Chủ nhiệm Dự án: TS. Lưu Văn Thực

Mỏ than Na Dương là một trong những mỏ than lộ thiên lớn của Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV, được khai thác từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trong quá trình khai thác đã xảy ra hiện tượng biến dạng, trượt lở đất đá với những quy mô khác nhau và tạo ra chiều cao bờ mỏ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất. Bên cạnh đó, khu vực gần khai trường mỏ đã có Nhà máy nhiệt điện Na Dương I và Nhà máy nhiệt điện Na Dương II đang được xây dựng và sẽ sớm đi vào hoạt động. Việc đảm bảo an toàn cho các công trình bề mặt khi khai thác xuống sâu là rất cần thiết. Vì vậy, năm 2016 Bộ Công Thương đã giao cho Viện KHCN Mỏ thực hiện đề tài liên quan đến công nghệ bóc đất đá và xử lý bờ trụ mỏ lộ thiên bị trượt lở đảm bảo an toàn cho các công trình trên bề mặt. Đề tài đã đề xuất được công nghệ bóc đất đá và giải pháp khoan giảm áp, quan trắc ổn định bờ mỏ. Tuy nhiên, các giải pháp này cần được chi tiết và thực nghiệm để hoàn thiện.

Năm 2019, Bộ Công Thương tiếp tục giao cho Viện KHCN Mỏ thực hiện dự án SXTN này. Dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện các giải pháp công nghệ xử lý bờ trụ mỏ than Na Dương đảm bảo sản toàn cho các công trình trên bề mặt và khai thác xuống sâu” là một công trình thực hiện đồng bộ các giải pháp về công nghệ bóc đá, khoan giảm áp và quan trắc ổn định bờ mỏ hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho các nhà máy nhiệt điện trên bề mặt và khai thác xuống sâu.

  Nội dung nghiên cứu chính của Dự án bao gồm: Khảo sát hiện trường, thu thập số liệu phục vụ công tác lập phương án xử lý bờ trụ mỏ than Na Dương; Thực nghiệm và xác định phạm vi áp dụng các giải pháp xử lý bờ trụ mỏ than Na Dương; Thiết kế sơ đồ, thông số và quy trình công nghệ xử lý bờ trụ mỏ than Na Dương (bóc đất đá, khoan giảm áp, quan trắc ổn định bờ mỏ); Thi công thử nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm các giải pháp xử lý bờ trụ; Hoàn thiện quy trình công nghệ các giải pháp xử lý bờ trụ; Đào tạo công nghệ…

PGS.TS. Phạm Văn Hòa (Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội) trình bày phản biện tại Hội nghị

PGS.TS. Kiều Kim Trúc (Hội KHCN Mỏ Việt Nam) trình bày phản biện tại Hội nghị

Lê Đức Nguyên, Đại diện Cơ quan quản lý – Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị

Nguyễn Viết Nghĩa (Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội) phát biểu tại Hội nghị

Phan Văn Việt, TP CNKT hầm lò – Viện KHCN Mỏ phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, nhóm thực hiện Dự án đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá, đóng góp quý báu của Hội đồng Khoa học. Nhìn chung, Hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu của Dự án: Về cơ bản nhóm thực hiện đã hoàn thành đầy đủ, bám sát các nội dung nghiên cứu theo đề cương đã đăng ký, sản phẩm đầy đủ và đảm bảo chất lượng; Báo cáo trình bày khoa học, có độ tin cậy cao; Kết quả nghiên cứu có giá trị ứng dụng thực tiễn. Hội đồng thống nhất nghiệm thu kết quả nghiên cứu cấp cơ sở. Tuy nhiên, nhóm thực hiện cần bổ sung một số thông tin, trình bày ngắn gọn và nổi bật hơn những nội dung chính, … chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi trình Bộ Công Thương phê duyệt./.

Đ.L

 

Các mục khác