Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có buổi tiếp thân mật với Bộ trưởng Bộ Công Thương CH Séc Martin Kuba. Hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến việc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư đặc biệt là vấn đề khai thác khoáng sản và năng lượng.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có buổi tiếp thân mật với Bộ trưởng Bộ Công Thương CH Séc Martin Kuba. Hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến việc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư đặc biệt là vấn đề khai thác khoáng sản và năng lượng.
CH Séc là đối tác quan trọng của Việt Nam tại Châu Âu. Việt Nam đã trở thành địa chỉ của nhiều doanh nghiệp CH Séc đến làm việc và kinh doanh tại đây. Tuy nhiên, mức độ hợp tác về kinh tế còn khiêm tốn chưa tương xứng với mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước.
Hiện nay, CH Séc đang hợp tác với Việt Nam trong việc triển khai dự án khai thác than ở Đồng bằng sông Hồng và dự án khai thác quặng uran tiến tới dùng nguyên liệu cho nhà máy hạt nhân. Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam- Vũ Huy Hoàng cho biết, vấn đề này Bộ sẽ phải tiếp tục hoàn thiện báo cáo quy hoạch với các cấp cao hơn. Đại diện Việt Nam, Vinacomin sẽ tiếp thu ý kiến của CH Séc để nghiên cứu khả năng khai thác khoáng sản ở Đồng bằng sông Hồng.
Về dự án khai thác nhà máy tuyển cao lanh xuất khẩu Đồng Hới, Bộ trưởng Bộ Công Thương CH Séc- Martin Kuba mong muốn tiếp tục được gia hạn giấy phép khai thác và kinh doanh. Vì đây là dự án có vốn đầu tư lớn nhất của CH Séc tại Việt Nam (35,1 triệu USD) được triển khai từ năm 1998.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, vấn đề này thuộc thẩm quyền của tỉnh Quảng Bình trong việc gia hạn giấy phép đầu tư. Bộ Công Thương sẽ có ý kiến với UBND tỉnh Quảng Bình về đề xuất của CH Séc. Đối với khả năng xây dựng mô hình lò hạt nhân tại trường ĐH ở Việt Nam, phía CH Séc rất quan tâm tới vấn đề hợp tác năng lượng hạt nhân. Bộ trưởng Martin Kuba cho biết, doanh nghiệp CH Séc sẵn sàng giúp đỡ chuyển giao về công nghệ.
Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng cần phải có cơ sở pháp lý thỏa thuận giữa hai bên. Vấn đề này, Bộ sẽ chuyển sang Bộ Khoa học và công nghệ và Bộ Giáo dục xem xét.
Để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và CH Séc phát triển tầm cao hơn, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đề nghị tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp tạo thuận lợi cho 2 bên nắm bắt cơ hội đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ DN giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm…, đặc biệt là tăng cường các chuyến thăm cấp cao.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng mong muốn CH Séc giới thiệu các doanh nghiệp nghiên cứu các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng điện, cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, sản phẩm pha lê. Đặc biệt là tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào thị trường Séc không chỉ tiêu thụ tại Séc mà còn là địa điểm trung gian để hàng hóa Việt Nam sang các thị trường Châu Âu. Và ngược lại, Việt Nam sẵn sàng là cầu nối kinh doanh giữa CH Séc với các nước trong khu vực ASEAN.
Hiện nay, giữa EU và Việt Nam đang đàm phán FTA vòng thứ hai, Việt Nam mong phía CH Séc ủng hộ, tạo điều kiện cho việc đàm phán nhanh chóng và đi đến kết quả cuối cùng.
Đối với khả năng xây dựng mô hình lò hạt nhân tại trường ĐH ở Việt Nam, phía CH Séc rất quan tâm tới vấn đề hợp tác năng lượng hạt nhân. Bộ trưởng Martin Kuba cho biết, doanh nghiệp CH Séc sẵn sàng giúp đỡ chuyển giao về công nghệ.
Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng cần phải có cơ sở pháp lý thỏa thuận giữa hai bên. Vấn đề này, Bộ sẽ chuyển sang Bộ Khoa học và công nghệ và Bộ Giáo dục xem xét.
Để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và CH Séc phát triển tầm cao hơn, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đề nghị tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp tạo thuận lợi cho 2 bên nắm bắt cơ hội đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ DN giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm…, đặc biệt là tăng cường các chuyến thăm cấp cao.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng mong muốn CH Séc giới thiệu các doanh nghiệp nghiên cứu các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng điện, cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, sản phẩm pha lê. Đặc biệt là tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào thị trường Séc không chỉ tiêu thụ tại Séc mà còn là địa điểm trung gian để hàng hóa Việt Nam sang các thị trường Châu Âu. Và ngược lại, Việt Nam sẵn sàng là cầu nối kinh doanh giữa CH Séc với các nước trong khu vực ASEAN.
Hiện nay, giữa EU và Việt Nam đang đàm phán FTA vòng thứ hai, Việt Nam mong phía CH Séc ủng hộ, tạo điều kiện cho việc đàm phán nhanh chóng và đi đến kết quả cuối cùng./.
Nguồn: Báo Công Thương điện tử