Hiện nay, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin có ba đơn vị thành viên gồm: Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và thiết bị Mỏ; Trung tâm An toàn Mỏ và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển than Đồng bằng sông Hồng .
- CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ MỎ
GĐ: KS. Phạm Quang Hường
Điện thoại: 024 3864 7871;
Fax: 024 36641487
Trụ sở làm việc: Số 3, Phan Đình Giót – Thanh Xuân – Hà Nội
Văn phòng tại 342 Ngô Gia Tự – Long Biên – Hà Nội
Quá trình xây dựng và phát triển:
Với mục tiêu gắn kết nghiên cứu với thực tế sản xuất, năm 1995, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã thành lập Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Mỏ, sau đổi thành Xí nghiệp Chuyển giao Công nghệ mới. Đến năm 1999, sau khi Nghị định 68/1998 của Chính phủ về việc cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp Nhà nước trong các cơ sở đào tạo và các cơ sở nghiên cứu được ban hành, theo Quyết định số 10/1999/QĐ-BCN, ngày 03/3/1999, Công ty Tư vấn Chuyển giao Công nghệ Mỏ, doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Viện Khoa học Công nghệ Mỏ được thành lập. Ngày 01/8/2011, Trung tâm Thí nghiệm Hiệu chỉnh điện và Thiết bị Mỏ – Tổng Công ty Than Việt Nam được sáp nhập vào Công ty Tư vấn Chuyển giao Công nghệ Mỏ và đổi tên thành Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ trực thuộc Viện Khoa học Công nghệ Mỏ. Năm 2012, theo Quyết số 1348/QĐ-Vinacomin, Công ty được chuyển đổi, hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV và đổi tên thành Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ. Từ ngày 1/10/2014, Công ty TNHH 1TV Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ đổi tên thành Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.
Ngành nghề kinh doanh:
* Thí nghiệm, hiệu chỉnh và sửa chữa các thiết bị điện có điện áp đến 35kV; kiểm định các thiết bị điện phòng nổ; kiểm định xây dựng đường dây và trạm điện có điện áp đến 110kV.
* Sửa chữa, phục hồi, chế tạo phụ tùng thiết bị điện, lắp đặt thiết bị điện, kiểm định các loại đồng hồ đo lường điện, nhiệt, áp lực.
* Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ các dự án lắp đặt, sửa chữa điện…
* Thăm dò, khảo sát, xây dựng các công trình công nghiệp mỏ và dân dụng.
* Chế biến kinh doanh than, các loại khoáng sản, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất bột quặng manhêtit siêu mịn dùng cho tuyển than.
Cơ sở vật chất kỹ thuật:
* Khu sản xuất thực nghiệm tại 342 Ngô Gia Tự – Long Biên – Hà Nội
* Khu sản xuất thực nghiệm tại Uông Bí và Cẩm Phả (Quảng Ninh).
* Phòng thí nghiệm hiệu chuẩn mã số VILAS 534 với trang thiết bị: máy thử tăng cao ALT – 120/60, PTS – 200F, cầu đo điện trở tiếp xúc MOM 200A, RMO – 200A, cầu đo điện trở một chiều RMO- 25 CT; cầu dao tang FT -12; hợp bộ tạo dòng ODEN- AT/2H; thiết bị kiểm tra rơle kỹ thuật số Sverker 760, FKJB – III…
Phần thưởng:
* Huân chương Lao động hạng Ba (2008)
* Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2007)
* Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (2004, 2006)
* Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2013)
- TRUNG TÂM AN TOÀN MỎ
GĐ: TS. Lê Trung Tuyến
Điện thoại: 02 033 566776 Fax: 02 033 660013
Trụ sở làm việc: Quang Trung – Uông Bí – Quảng Ninh
Quá trình xây dựng và phát triển:
Tiền thân của Trung tâm An toàn Mỏ ngày nay là Phòng Nghiên cứu An toàn Mỏ. Năm 2001, Phòng được giao nhiệm vụ thực hiện dự án “Trung tâm quản lí khí mỏ than Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho ngành Than Việt Nam và trở thành Trung tâm An toàn Mỏ theo Quyết định số 1270/QĐ-TCCB ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam).
Trụ sở làm việc tại Quang Trung – Uông Bí – Quảng Ninh
Lĩnh vực hoạt động:
+ Nghiên cứu triển khai các giải pháp kỹ thuật công nghệ kiểm soát và ngăn ngừa cháy nổ khí, bục nước, biến dạng, sập đổ đất đá, sụt lún bề mặt đất, ổn định bờ mỏ trong quá trình khai thác mỏ.
+ Kiểm định tính năng phòng nổ của thiết bị điện, vật liệu nổ công nghiệp dùng trong mỏ hầm lò, các loại vật liệu, vì chống lò…
+ Đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao và thực hiện công nghệ, kỹ thuật liên quan đến việc đảm bảo an toàn, cấp cứu trong khai thác.
+ Biên soạn các tài liệu liên quan đến an toàn và cấp cứu mỏ.
+ Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn mỏ.
Trang thiết bị, phòng thí nghiệm:
Trung tâm An toàn Mỏ được trang bị 08 phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia, mã số VILAS – 170 với các trang thiết bị hiện đại, đủ năng lực phục vụ cho công tác nghiên cứu, thử nghiệm, kiểm tra, kiểm định, sửa chữa thiết bị điện và kiểm định vật liệu nổ công nghiệp.
Phần thưởng:
– Bằng khen của Bộ Công Thương, năm 2009.
– Bằng khen của Chính phủ, năm 2008
– Huân chương Lao động hạng Ba, năm 2010
- TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THAN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Giám đốc: TS. Đỗ Ngọc Tước
Điện thoại: 024 38664 7727
Trụ sở làm việc: Quang Trung – Uông Bí – Quảng Ninh
Quá trình xây dựng và phát triển:
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển than Đồng bằng sông Hồng tiền thân là Ban quản lý các Dự án than đồng bằng sông Hồng trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Theo Quyết định số 217/QĐ-VKHCNM, ngày 29/6/2018, Ban Sông Hồng được sát nhập về Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin và đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu Phát triển than Đồng bằng sông Hồng kể từ ngày 1/7/2018, là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Viện Khoa học Công nghệ Mỏ.
Chức năng, nhiệm vụ:
– Nghiên cứu, tư vấn, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong sản xuất than và khoáng sản.
– Triển khai, thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong sản xuất than và khoáng sản
– Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ: tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong sản xuất than và khoáng sản.
– Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các dịch vụ tư vấn khác; …