Hiện nay, Viện có 16 phòng nghiên cứu, nghiệp vụ và ba đơn vị thành viên. Trong đó có 12 phòng nghiên cứu khoa học, gồm: Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác Hầm lò, Phòng Công nghệ Xây dựng Công trình Ngầm và Mỏ, Phòng Tư vấn Đầu tư, Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác Lộ thiên, Phòng Nghiên cứu Chế biến Than – Khoáng sản, Phòng Điện TĐH & Tiết kiệm Năng lượng, Phòng Đào tạo và Phát triển các Dự án Thực nghiệm, Phòng Máy và Thiết bị Mỏ, Phòng Nghiên cứu Địa cơ Mỏ, Phòng Nghiên cứu Công nghệ Môi trường, Phòng Kinh tế Dự án. Phòng Tư vấn xây dựng và Quản lý dự án; 4 phòng nghiệp vụ bao gồm: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế hoạch, Phòng Kế toán, Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác Quốc tế. Ngoài ra, Viện có ba đơn vị thành viên, gồm: Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, Trung tâm An toàn Mỏ, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển than Đồng bằng Sông Hồng.
PHÒNG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ KHAI THÁC HẦM LÒ
ĐT: 024 3864 5258; Email: phonghamlovienmo@gmail.com
Tập thể cán bộ phòng Hầm lò năm 2022
Quá trình xây dựng và phát triển:
Phòng Nghiên cứu Công nghệ khai thác Hầm Lò, tiền thân là Phòng Hầm lò và Áp lực mỏ thuộc Phân viện Khoa học Kỹ thuật Than. Đội ngũ cán bộ đầu tiên của phòng, khi Viện được thành lập (24/10/1972), bao gồm 7 cán bộ, với 01 tiến sỹ, ông Ninh Quang Thành, 03 kỹ sư mỏ, các ông Đàm Quang Hoán, Nguyễn Hưng Đạo và Hà Văn Đông, 03 trung cấp kỹ thuật, các ông Nguyễn Dương Liễu, Vũ Nam Kha và Tống Văn Nhuệ.
Sau gần bốn năm hoạt động của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, tới tháng 9 năm 1976, Bộ Điện và Than mới có Quyết định số 1828 ĐT/TCCB về việc thành lập các Phòng nghiên cứu chuyên ngành của Viện KHCN Mỏ, trong đó có Phòng Hầm lò và Áp lực mỏ.
Trưởng phòng đầu tiên là TS. Ninh Quang Thành, tiếp đó là các ông Đàm Quang Hoán, Phùng Nhân Ái, Phùng Mạnh Đắc, Trương Văn Lợi, Nguyễn Anh Tuấn, Trương Đức Dư, Nhữ Việt Tuấn, Đào Hồng Quảng, Lê Đức Nguyên và hiện nay là TS. Phan Văn Việt.
Các thế hệ cán bộ phòng Hầm lò chụp ảnh lưu niệm nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Viện – 2022
Một buổi làm việc của phòng Hầm lò năm 2022
Những thành tựu tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu KHCN:
Đón nhận Giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam VIFOTEC năm 2009
Thành tựu nổi bật là những công nghệ mới, giải pháp KHKT tiên tiến – sản phẩm của những công trình nghiên cứu KHCN các cấp đã được triển khai ứng dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả cao, đóng góp cho sự phát triển chung của Viện và Ngành Than, tiêu biểu như: Thuỷ lực hoá chống giữ lò chợ, từ năm 1998 áp dụng thành công vì chống thủy lực đơn, tiếp đó là các loại giá chống thủy lực; Phát triển công nghệ khai thác CGH, đưa các mô hình công nghệ CGH đồng bộ áp dụng phổ biến trong TKV; Đổi mới công nghệ khai thác vỉa dốc, áp dụng thành công lò chợ chống giàn mềm thay thế các công nghệ thủ công, lạc hậu như công nghệ buồng thượng, dọc vỉa phân tầng.
Các phần thưởng được trao tặng:
Huân chương lao động hạng Ba năm 2007; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2001; Bằng khen của Bộ Điện và Than năm 1984; Bộ Công nghiệp các năm 2001, 2006, 2007; Bộ Công Thương các năm 2011 ÷ 2017; Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp các năm 2018, 2019 và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Một số công trình đạt giải:
“Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công nghệ sử dụng vì chống thủy lực trong khai thác hầm lò nhằm tăng sản lượng, nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, đạt giải Ba Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam -VIFOTEC năm 2003; “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ cơ giới hóa khai thác và thiết kế, chế tạo giàn chống tự hành phù hợp với điều kiện địa chất các vỉa dày, độ dốc đến 35° tại vùng Quảng Ninh” đạt giải Nhất Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam – VIFOTEC năm 2009 và giải Vàng tại “Chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam Asean +3” tổ chức tại Hà Nội tháng 9/2009.
PHÒNG CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ MỎ
ĐT: 024 3864 5256; Email: xdm.vimsat@gmail.com
Tập thể cán bộ Phòng Nghiên cứu Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ năm 2022
Quá trình xây dựng và phát triển:
Tiền thân của Phòng Nghiên cứu Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ hiện nay là Tổ Nghiên cứu Xây dựng mỏ, là một trong 7 tổ chuyên môn trong cơ cấu bộ máy thành lập Phân Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật than, ra đời ngày 24 tháng 10 năm 1972.
Tổ Nghiên cứu Xây dựng mỏ ban đầu chỉ gồm 3 thành viên, trong đó tổ trưởng là TS. Phan Vinh Giới, KS. Nguyễn Tuấn và KS. Nguyễn Ngọc Liễn. KS. Liễn tham gia công tác trong tổ một thời gian ngắn, đến năm 1974 chuyển sang tổ Hành chính Quản trị. Từ năm 1972 đến năm 1979, Tổ Nghiên cứu Xây dựng mỏ do KS. Nguyễn Tuấn là Tổ trưởng. Đến năm 1979, Phân viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật than được chuyển thành Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật than và Phòng Xây dựng mỏ cũng được thành lập trong thời gian này.
Đến năm 1989, KS. Nguyễn Tuấn nghỉ chế độ, KS Đào Văn Canh (nay là Phó giáo sư, tiến sỹ) là Trưởng phòng; năm 1999, KS. Đào Văn Canh chuyển công tác về làm cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Mỏ-Địa chất, KS. Đào Quốc Việt, một cán bộ có thâm niên công tác tại mỏ than Mông Dương làm Trưởng phòng; năm 2000, KS. Đào Quốc Việt được điều chuyển về Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam và năm 2001, ThS. Nguyễn Văn Phương là Trưởng phòng. Năm 2009, TS. Lê Văn Công, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại CHLB Đức, trở về và được Viện đề bạt làm Trưởng phòng. Đến 25/7/2019 TS. Nguyễn Văn Hậu được đề bạt làm Trưởng phòng. Và ngày 16/9/2022 TS. Đinh Văn Cường được đề bạt làm Trưởng phòng Nghiên cứu Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ cho đến nay.
Tập thể Phòng Nghiên cứu Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ chụp ảnh nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Viện (24/10/1972 – 24/10/2022)
Làm việc với chuyên gia Tập đoàn MC BAUCHEMIE (CHLB Đức) về công nghệ sử dụng hóa chất gia cố vùng địa chất yếu
Một số công trình tiêu biểu những năm gần đây:
Tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ áp dụng chống lò bằng các loại hình vì neo (neo chất dẻo cốt thép, neo cáp, neo composite) tại các mỏ hầm lò thuộc TKV; nghiên cứu lập phương án thi công gia cường khối đá và lựa chọn kết cấu chống phù hợp cho phạm vi đường lò bị nén lún, mất ổn định tại một số mỏ hầm lò thuộc TKV; Nghiên cứu lựa chọn và áp dụng giải pháp chống giữ gia cường phù hợp nhằm duy trì sử dụng lại lò vận tải lò chợ năm 2020 mỏ Khe Chàm III; Nghiên cứu, xây dựng định hướng phát triển áp dụng công nghệ cơ giới hóa đào lò giai đoạn 2021-2025; Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công công nghệ cơ giới hóa đào lò tại một số mỏ than hầm lò thuộc TKV; Xây dựng Hướng dẫn tính toán kết cấu chống hỗn hợp bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép lưu vì tại các mỏ than hầm lò thuộc TKV…
Các phần thưởng được trao tặng:
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Điện và Than năm 1979; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Năng lượng năm 1992; Bằng khen của Tổng Công ty Than Việt Nam năm 1997; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương năm 2019
PHÒNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ
ĐT: 024 3864 6369; Email: tvdtvimsat@gmail.com
Quá trình xây dựng và phát triển:
Phòng Tư vấn Đầu tư được thành lập theo Quyết định số 114/QĐ-TCCB của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, ngày 02 tháng 06 năm 2003. Trong những ngày đầu mới thành lập, trực tiếp Viện trưởng, PGS.TS. Phùng Mạnh Đắc phụ trách phòng, KS. Phùng Nhật là Phó trưởng phòng. Đầu năm 2004, TS. Trương Văn Lợi được đề bạt làm Trưởng phòng. Đến 16/7/2004, KS. Phùng Nhật được đề bạt là Trưởng phòng, ThS. Lê Thanh Phương là Phó trưởng phòng. Đến tháng 5/2007, ThS. Lê Thanh Phương được điều chuyển công tác sang Ban Dự án Cơ giới hóa mới thành lập, ThS. Đỗ Văn Hoàng được đề bạt là Phó Trưởng phòng. Tiếp đó, KS. Phùng Nhật nghỉ chế độ, ThS. Đặng Hồng Thắng được đề bạt là Trưởng phòng, ThS. Đỗ Văn Hoàng là Phó Trưởng phòng. Ngày 1/9/2019, ThS. Phạm Văn Quân được đề bạt làm Phó trưởng phòng và ngày 1/6/2021 được đề bạt làm Trưởng phòng.
Cán bộ Phòng Tư vấn Đầu tư cùng chuyên gia Nga khảo sát lập dự án mỏ Khe Chàm II-IV
Những công trình, dự án tiêu biểu:
Tư vấn thiết kế các dự án khai thác than và khoáng sản hầm lò: Mỏ than Núi Béo, Khe Chàm II- IV, Khe Tam, Nam Khe Tam, Hồng Thái, Đông Vàng Danh, Cổ Kênh, mỏ Đồng Vi Kẽm, mỏ Thiếc Núi Pháo… Thiết kế giếng đứng thông gió mỏ Khe Chàm II- IV, đây là giếng đứng đầu tiên do người Việt Nam tự thực hiện; Thẩm tra dự án mỏ Ngã Hai; Mạo Khê, Khe Chàm III, Hà Lầm, Tràng Khê, Bình Minh, Suối Lại, Bắc Quảng Lợi, Nam Khe Tam; Giám sát thi công mỏ Hồ Thiên, Khe Chuối, hệ thống trục tải giếng đứng Mạo Khê; Tư vấn quản lý dự án điều vận
Công ty than Quang Hanh; Nghiên cứu tính toán, thiết kế giếng đứng mỏ than Núi Béo; Nghiên cứu khai thác xuống sâu mỏ Đồng Sin Quyền…
Lãnh đạo Bộ Công Thương và Viện kiểm tra công trình khai thác mỏ hầm lò giếng đứng Núi Béo do Viện thiết kế
Các phần thưởng được trao tặng:
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2012;
Bằng khen của Bộ Công Thương năm 2008; 2018 và nhiều phần thưởng cao quý khác.
PHÒNG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ KHAI THÁC LỘ THIÊN
ĐT: 024 3864 5255; Email: phonglothienimsat@gmail.com
Tập thể phòng NCCN Khai thác Lộ thiên năm 2022
Quá trình xây dựng và phát triển:
Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác Lộ thiên, tiền thân là Phòng Lộ thiên – Khoan nổ, thuộc Phân Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Than, được thành lập chính thức từ tháng 9 năm 1976. Trong quá trình xây dựng và phát triển, năm 2000 Viện sắp xếp, tổ chức sát nhập Phòng Vận tải vào phòng NCCNKT Lộ thiên. Trên chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, phòng luôn tự hào là phòng công nghệ chủ chốt, nơi sản sinh ra nhiều cán bộ lãnh đạo cho Viện, Tập đoàn và các Bộ ban ngành.
Các thế hệ cán bộ Phòng chụp ảnh lưu niệm nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Viện 2022
Một số công trình tiêu biểu:
* Lĩnh vực nghiên cứu: Các giải pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ được triển khai áp dụng vào thực tế sản xuất, nổi bật như: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật, công nghệ theo hướng hiện đại hóa nâng cao mức độ an toàn cho các mỏ than lộ thiên khi khai thác xuống sâu; Công nghệ khoan, nổ mìn hợp lý đối với các mỏ than khai thác đồng thời lộ thiên – hầm lò; Nghiên cứu công nghệ khai thác đảm bảo an toàn, tận thu tối đa tài nguyên và hiệu quả cho các mỏ quặng đồng thuộc TKV; Nghiên cứu công nghệ vét bùn hợp lý cho các mỏ than lộ thiên vùng Quảng Ninh; Áp dụng thử công nghệ nổ mìn tạo biên tại mỏ đồng Sin Quyền; Dự án SXTN ổn định bờ mỏ Na Dương; Giải pháp đóng cửa mỏ lộ thiên vùng Hòn Gai; Giải pháp nâng cao chất lượng đường mỏ…
* Tư vấn lập BCNCKT, thiết kế, áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ khai thác, xúc bốc, vận tải và đổ thải hợp lý cho các mỏ lộ thiên sâu, công suất lớn: Mỏ than Na Dương, Núi Béo; mỏ đồng Sin Quyền, Tả Phời, mỏ sắt Nà Rụa…
Cán bộ Phòng thử nghiệm mô hình chất tải ô tô tại khai trường mỏ than Cọc Sáu
Các phần thưởng được trao tặng:
Công trình “Nghiên cứu thiết kế vét bùn và đào sâu đáy mỏ Cọc Sáu”: Giải Nhì “Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam” (VIFOTEC) năm 1997, Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
PHÒNG NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN THAN – KHOÁNG SẢN
ĐT: 024 36686 248; Email: minhcnts@gmail.com
Quá trình xây dựng và phát triển:
Phòng Nghiên cứu chế biến Than – Khoáng sản tiền thân là Phòng Nghiên cứu Công nghệ Than Sạch và Phòng Công nghệ Tuyển khoáng – Luyện kim. Phòng được thành lập ngày 24/12/1972 với tên gọi là Phòng Tuyển và Chế biến than. Đến năm 1976 bộ phận chế biến than được tách ra và đổi tên thành Phòng Tuyển than. Năm 2000, Phòng đổi tên thành Phòng Nghiên cứu Công nghệ Than sạch. Tháng 4/2007 một bộ phận của Phòng được tách ra thành Phòng Tuyển khoáng – Luyện kim. Tháng 1 năm 2022, phòng Công nghệ Tuyển khoáng – Luyện kim sáp nhập lại với phòng Nghiên cứu Công nghệ Than sạch thành phòng Nghiên cứu chế biến Than – Khoáng sản.
Tập thể Phòng năm 2022
Những thành tựu KHCN:
Dây chuyền công nghệ bột quặng manhetit làm huyền phù cho các nhà máy tuyển than; Dây chuyền công nghệ tuyển than bằng huyền phù tang quay tại các mỏ Nam Mẫu, Uông Bí,Cọc Sáu, Đèo Nai; Dây chuyền công nghệ tuyển than bằng huyền phù tự sinh tại các mỏ Mạo Khê, Núi Béo, Đèo Nai, Cọc Sáu, 91, Hà Ráng, Lép Mỹ…; Dây chuyền công nghệ tuyển than bằng xoáy lốc huyền phù 3 sản phẩm nhằm chế biến sâu than chất lượng cao; Xử lý bùn đỏ bằng công nghệ thải khô; Công nghệ tuyển thu hồi quặng bauxit trong quặng đuôi thải…
Dây chuyền tuyển than bằng công nghệ tuyển hyền phù tự sinh, công trình do Viện nghiên cứu, thiết kế
Công trình nhà máy tuyển than Lép Mỹ do Viện nghiên cứu thiết kế
Một số công trình đạt giải:
– “Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện dây chuyền công nghệ sản xuất bột quặng manhêtit làm huyền phù tuyển than” đoạt Giải Nhì VIFOTEC năm 1999, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ năm 2000, giải Nhất Tuổi trẻ sáng tạo năm 2000; “Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyển than bã sàng cho các mỏ than vùng Quảng Ninh bằng công nghệ huyền phù tang quay và huyền phù tự sinh” đạt Giải Nhất VIFOTEC năm 2007, Huy chương Vàng WIPO, Huy chương Vàng Sáng tạo quốc tế SIIF lần thứ 4 tại Hàn Quốc, Giải Vàng tại Chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam ASEAN+3 năm 2009.
Lễ trao giải thưởng công nghệ và thiết bị Việt Nam ASEAN+3 năm 2009
Các phần thưởng được trao tặng:
Huân chương Lao động hạng Ba năm 2009; Bằng khen của Bộ Công nghiệp năm 2006; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2007; Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam năm 2012; Bằng khen của Bộ Công Thương năm 2013; Bằng khen của Tổng giám đốc Tập đoàn TKV năm 2019.
Lãnh đạo Viện KHCN Mỏ kiểm tra công tác vận hành chạy thử máy nghiền bi, thuộc công trình Nhà máy luyện đồng Lào Cai công suất 20.000 tấn/năm
PHÒNG ĐIỆN TỰ ĐỘNG HÓA VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
ĐT: 024 3864 7728; Email: p.dtdtknl@gmail.com
Quá trình xây dựng và phát triển:
Phòng Điện tự động hóa và Tiết kiệm Năng lượng được thành lập ngày 01/10/2021 theo quyết định số 561/QĐ-VKHCNM ngày 27/09/2021trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại phòng Nghiên cứu Điện – Tự động hóa (thành lập năm 1976) và phòng Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và Hiệu quả (thành lập năm 2008).
Một buổi làm việc của Phòng Điện tự động hóa và Tiết kiệm Năng lượng năm 2022
Một số công trình tiêu biểu:
– Thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống cung cấp điện động lực, điện điều khiển, giám sát và thông tin liên lạc cho các đơn vị khai thác; sàng, tuyển – chế biến than – khoáng sản thuộc TKV;
– Sản xuất các thiết bị hệ thống cảnh báo khí mỏ tự động (tủ KSP-2C, đầu đo CH4, CO…); Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát, tự động hóa cho nhà máy; Hệ thống quan trắc nước mỏ tự động; Sửa chữa lớn hệ thống đo lường, điều khiển của các đơn vị sản xuất;
– Sửa chữa phần mềm, hoàn thiện hệ thống điều khiển tời trục cho các đơn vị khai thác than;
– Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo chuyển giao công nghệ hệ thống giám sát, quản lý điện năng tự động cho các đơn vị sản xuất than; Triển khai áp dụng thí điểm hệ thống giám sát, quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO5000:2011;
– Thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong ngành Than – Khoáng sản, các nhà máy nhiệt điện, ximăng; Nghiên cứu triển khai lập các dự án đầu tư các thiết bị tiết kiệm năng lượng trong Tập đoàn TKV;
– Xây dựng chương trình tổng thể về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong Tập đoàn TKV giai đoạn 2020÷2030 tầm nhìn 2045 theo quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/03/2019 của Thủ tướng Chính phủ và nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị.
Hệ thống giám sát điều độ tập trung tại mỏ than Tân Lập – Công ty than Hạ Long, công trình do Viện thực hiện
Các phần thưởng được trao tặng:
Bằng khen của Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đạt giải nhì cuộc thi “Thanh niên tham gia đề xuất giải pháp, ý tưởng tiết kiệm năng lượng năm 2010” (quyết định số 551/QĐ-TWĐTN ngày 08/12/2010); Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2011 (quyết định số 1211/QĐ-BCT ngày 15/03/2012); Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2014 (quyết định số 3350/QĐ-BCT ngày 08/04/2015).
PHÒNG MÁY VÀ THIẾT BỊ MỎ
ĐT: 024 3864 1019; Email: phongmaymo@gmail.com
Quá trình xây dựng và phát triển:
Phòng Máy và Thiết bị Mỏ được thành lập ngày 01/7/2005 với lực lượng ban đầu chỉ có 4 cán bộ, trong đó có 02 kỹ sư về máy và thiết bị mỏ và 02 kỹ sư về cơ điện mỏ. Trong hơn 15 năm hoạt động, nhân lực phòng có lúc tăng lúc giảm tùy theo giai đoạn phát triển. Lực lượng cán bộ chuyên môn trong phòng cũng được đa dạng hơn với nhiều lĩnh vực được đào tạo khác nhau như: Máy và Thiết bị Mỏ, Cơ khí, Điện khí hóa mỏ, Kỹ thuật điện, Chế tạo máy…
Một buổi làm việc của Phòng Máy & Thiết bị Mỏ năm 2022
Những công trình tiêu biểu:
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Phòng đã đạt nhiều thành tựu tiêu biểu có thể kể đến như:
– Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy, thiết bị phục vụ cho ngành mỏ như: Các loại giàn giá chống, linh kiện thủy lực trong hầm lò; Các loại thiết bị vận tải; Các loại máy, thiết bị phục vụ công nghệ sàng tuyển, chế biến than – khoáng sản…
Báo cáo nghiệm thu đề tài hệ thống thiết bị trục tải giếng đứng
– Tư vấn, thiết kế các hình thức vận tải phù hợp phục vụ cho sản xuất như:băng tải vận chuyển than trong hầm lò và trên mặt bằng; Hệ thống vận chuyển người và vật tư, thiết bị trong hầm lò bằng monoray; Hệ thống tời hỗ trợ người đi bộ trong hầm lò. Hệ thống băng tải ống vận chuyển than.
Hệ thống băng tải ống Xưởng sàng 56 – cảng Bến Cân công trình do Viện tư vấn, thiết kế
Giàn mềm GM 20- 30 có cơ cấu thủy lực do Viện nghiên cứu, thiết kế chế tạo
– Tư vấn thiết kế, hỗ trợ lập các dự án đầu tư hiêu quả cho các đơn vị sản xuất than, Khoáng sản về hệ thống chống bụi, cung cấp khí nén, cấp thoạt nước mỏ; Duy trì thiết bị phục vụ sản xuất…
Các phần thưởng được trao tặng:
– Bằng khen của Tổng Giám đốc tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam vì đã có thành tích trong công tác Cơ điện- Thiết bị mỏ năm 2008
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương vì đã có thành tích trong công tác năm 2009.
– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích trong công tác từ năm 2008 đến năm 2010 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí Lê Thanh Xuân, Chủ tịch Công đoàn TKV thăm, tặng quà Công đoàn Phòng Máy & Thiết bị Mỏ vì có thành tích xuất sắc (năm 2022)
PHÒNG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
ĐT: 024 3864 5253; Email: moitruongimsat@gmail.com
Quá trình xây dựng và phát triển:
Tiền thân của Phòng Nghiên cứu Công nghệ Môi trường là Ban Nghiên cứu Công nghệ Môi trường, được thành lập năm 2007.
Tập thể phòng Môi trường năm 2022
Một số công trình tiêu biểu:
– Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nano sắt để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao; Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, giảm chi phí xử lý nước thải mỏ than thuộc TKV; Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho hệ thống xử lý nước dư hồ bùn đỏ của nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ nhằm đảm bảo an toàn và môi trường.
Trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương, công trình do Viện tư vấn, thiết kế
– Tư vấn, thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung dự án khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm II – IV, mỏ Núi Béo, các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt mỏ than Hòn Gai, Hạ Long, Nam Mẫu, công ty Tuyển than Hòn Gai; hệ thống xử lý khí thải Công ty Nhôm Đắk Nông, than Dương Huy, các công trình cải tạo cảnh quan môi trường khu vực sản xuất mỏ Nam Mẫu, Uông Bí…
Hệ thống xử lý khí thải khu vực khí hóa than (CO7) – Nhà máy Alumin Nhân Cơ, công trình do Viện tư vấn, thiết kế
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo phục hồi môi trường, xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, ISO 45001 cho nhiều đơn vị trong TKV; Lập báo cáo hoàn thành các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường cho nhiều dự án khai thác mỏ; Quan trắc môi trường cho các đơn vị trong TKV.
Mô hình pilot xử lý nước dư hồ bùn đỏ cho Nhà máy Alumin Tân Rai và Nhân Cơ, công trình do Viện tư vấn, thiết kế
Xây dựng các phương pháp lấy mẫu môi trường chuẩn (mẫu bụi, khí, nước…), các phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm đảm bảo chất lượng trong lấy mẫu và phân tích môi trường
PHÒNG NGHIÊN CỨU ĐỊA CƠ MỎ
ĐT: 024 3864 7062; Email: diacomo@gmail.com
Quá trình xây dựng và phát triển:
Tập thể phòng Địa cơ Mỏ
Phòng Nghiên cứu Địa cơ Mỏ được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1997, tiền thân của phòng Địa Cơ Mỏ là các đơn vị: Tổ Cơ lý đá, Phòng Điều kiện tự nhiên, Phòng Địa chất Thủy văn, Phòng Công nghệ khoan.
Một số công trình tiêu biểu:
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa cơ mỏ phục vụ nhu cầu phát triển cơ giới hóa hiện đại hóa khai thác than ở Việt Nam; Nghiên cứu lựa chọn giải pháp thoát nước phù hợp nhằm nâng cao mức độ an toàn cho các mỏ than hầm lò khai thác phía dưới moong lộ thiên của TKV; Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong quan trắc dịch động bãi thải…
Lãnh đạo Tập đoàn kiểm tra công tác thi công khoan giảm áp lực nước ngầm bờ trụ Nam vỉa 4 mỏ than Na Dương, công trình do Viện tư vấn, thực hiện
* Nghiên cứu ổn định bờ mỏ, bãi thải của các mỏ than lộ thiên TKV, xây dựng các trạm quan trắc dịch động tại các mỏ; Nghiên cứu xây dựng hệ thống lỗ khoan quan trắc biến dạng sâu bờ trụ Nam mỏ than Na Dương; Lập bản đồ 3D các khu vực bãi thải trọng yếu phục vụ công tác bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai của TKV…
*Thành lập bản đồ cơ lý đá cho hầu hết các mỏ than, khoáng sản thuộc TKV
* Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn, sự ảnh hưởng đến khai thác hầm lò và đề xuất giải pháp phòng chống bục nước cho các mỏ: hầm lò.
* Khoan khảo sát địa chất công trình phục vụ xây dựng dự án: Mở rộng và nâng công suất mỏ tuyển – đồng Sin Quyền, Nhà máy tuyển Lép Mỹ, Nhà máy tuyển Khe Thần, Giếng nghiêng Vàng Danh, Giếng đứng mỏ Hà Lầm, Giếng đứng mỏ Núi Béo…
Các phần thưởng được trao tặng:
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương năm 2014; giai đoạn 2017-2018
PHÒNG KINH TẾ DỰ ÁN
ĐT: 024 3864 7685; Email: kinhteduanimsat@gmail.com
Tập thể phòng Kinh tế Dự án năm 2022
Quá trình xây dựng và phát triển:
Theo Quyết định số 1828 ĐT/TCCB ngày 3 tháng 9 năm 1976 của Bộ Điện và Than, Tổ Nghiên cứu Kinh tế thuộc Phân Viện Khoa học Kỹ thuật than. Tháng 5/1979 trở thành Phòng Kinh tế – Định mức, năm 2006, đổi tên thành Phòng Kinh tế dự án cho đến nay.
Một số công trình tiêu biểu:
* Các công trình nghiên cứu kinh tế: Nghiên cứu hệ thống hóa, điều chỉnh và xây dựng bổ sung định mức tiêu hao vật tư chủ yếu trong khai thác than hầm lò, lộ thiên, vận tải, sàng tuyển và sản xuất cơ khí của TKV; Nghiên cứu xây dựng định mức trong khai thác, sàng tuyển cho Công ty Nhôm Đắk Nông; Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến tiêu thụ than và khoáng sản của TKV.
Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật trong công tác khai thác, sàng tuyển cho Công ty nhôm Đăk Nông – TKV “.
* Xây dựng định mức đơn giá trong công tác XDCB và sản xuất: Xây dựng định mức lắp đặt thiết bị cho các mỏ hầm lò thuộc TKV; Xây dựng, bổ sung định mức xây dựng các mỏ hầm lò thuộc; Xây dựng bộ định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng trong lĩnh vực sản xuất alumin trong TKV; Xây dựng Bộ định mức kinh tếkỹ thuật sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ áp dụng trong Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ – Vinacomin; Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật xử lý nước thải TKV; Xây dựng Bộ định mức tưới nước dập bụi, vệ sinh môi trường các tuyến đường chuyên dụng của TKV; Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật quản lý vận hành trạm quan trắc môi trường tự động TKV; Hoàn thiện đơn giá tổng hợp công đoạn trong sản xuất than của TKV.
* Tư vấn kinh tế các dự án đầu tư: Lập tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán hạng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư khai thác các mỏ than hầm lò giếng đứng Núi Béo, mỏ Khe Chàm II +IV, mỏ than hầm lò Dương Huy, mỏ than hầm lò Cổ Kênh, mở rộng khai thác mỏ đồng Sin Quyền, khai thác tuyển quặng mỏ đồng Tả Phời; nhà máy luyện đồng Lào Cai, nhà máy sang tuyển than Lép Mỹ, Trung tâm chế biến và Kho than tập trung vùng Hòn Gai và các công trình áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào sản xuất …
* Chuyển đổi số các lĩnh vực quản lý cho các đơn vị trong TKV: Xây dựng Bộ mã tài sản cố định của TKV; Xây dựng Bộ mã vật tư của TKV; Nghiên cứu xây dựng quy trình báo cáo thống kê tại TKV; Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý nhân sự tại TKV; Nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chuẩn chức danh lao động quản lý của TKV.
PHÒNG ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN THỰC NGHIỆM
ĐT: 024 3864 5259; Email: daotaoimsat@gmail.com
Quá trình xây dựng và phát triển:
Phòng Đào tạo và Phát triển các Dự án thực nghiệm, ban đầu là Ban dự án Cơ giới hóa, được thành lập theo Quyết định số 143/QĐ-TCCB ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin. Theo Quyết định số 372/QĐ-TCCB ngày 4 tháng 10 năm 2007 của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin, đổi tên thành Phòng Dự án Cơ giới hóa. Theo Quyết định số 80/QĐ-TCCB ngày 11 tháng 3 năm 2010 của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin, đổi tên thành Phòng Phát triển Các Dự án thực nghiệm và theo Quyết định số 693/QĐ-VKHCNM ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin, đổi tên thành Phòng Đào tạo và Phát triển các Dự án thực nghiệm.
Tập thể phòng PTDA năm 2022
Những thành tích tiêu biểu:
* Tổ chức thực hiện các dự án liên doanh khai thác than hầm lò áp dụng cơ giới hóa đồng bộ với các đơn vị sản xuất Vàng Danh, Nam Mẫu trên cơ sở tỷ lệ vốn góp của các bên tham gia và sản lượng than khai thác;
* Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật công nghệ khai thác, an toàn mỏ hầm lò cho cán bộ, công nhân các công ty sản xuất than và học sinh, sinh viên đang học tập tại trường Cao đẳng nghề TKV
Hướng dẫn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho công nhân mỏ hầm lò
* Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng điều hành sản xuất, kỹ năng nhận biết, xử lý nguy cơ và giải pháp thoát hiểm trong quá trình khai thác mỏ cho cán bộ chỉ huy cấp phân xưởng các công ty sản xuất than hầm lò. Hướng dẫn, đào tạo áp dụng công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ tại các công ty than Mông Dương, Hạ Long…;
* Áp dụng công nghệ khai thác lò chợ xiên chéo sử dụng giàn chống mềm ZRY tại các công ty than Hạ Long, Hòn Gai, Mông Dương…
* Tổ chức sản xuất và tiêu thụ chất dẻo chống lò cho các đơn vị sản xuất trong và ngoài Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
Các phần thưởng được trao tặng:
Bằng khen của Bộ trưởng bộ Công thương vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2010 và năm 2016 – 2017; Bằng khen của Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam năm 2015 – 2017.
PHÒNG TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐT: 024 3864 9718; Email:
Một buổi làm việc tại phòng năm 2022
Quá trình xây dựng và phát triển
Phòng Tư vấn Xây dựng và Quản lý Dự án được thành lập theo Quyết định số 566/QĐ – TCCB ngày 11/10/2011 của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin. Theo Quyết định số 359/QĐ-VKHCNM ngày 28/9/2018 của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin, phòng được đổi tên thành phòng Tư vấn Xây dựng và Quản lý Dự án từ ngày 01/10/2018.
Một số công trình tiêu biểu:
– Cụm các công trình lập dự án, thiết kế, thẩm tra thiết kế và giám sát thi công
các hạng mục phục vụ sản xuất nhà máy bau xít Tân Rai và Nhân Cơ.
– Tham gia thiết kế xây dựng nhà Hành chính sinh hoạt, dự án khai thác hầm
lò mỏ Khe Chàm II-IV, Công ty than Hạ Long – TKV.
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
ĐT: 024 3864 5155
Quá trình xây dựng và phát triển:
Phòng Tổ chức Hành chính được sáp nhập từ phòng Tổ chức Cán bộ và Văn phòng ngày 01/10/2018. Phòng Tổ chức Hành chính là đầu mối tham mưu, xây dựng và thực hiện các công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, quản lý lao động tiền lương, thi đua – khen thưởng hàng năm. Phòng cũng tham gia công tác pháp chế, tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất theo chỉ đạo của Lãnh đạo Viện; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện; quản lý công tác phòng chống tham nhũng…
Phòng thực hiện chức năng đề xuất và tổ chức thực hiện về công tác pháp chế của Viện, tham gia công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong Viện; chủ trì rà soát, kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung, thay thể các văn bản trái quy định pháp luật hoặc không còn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành; tổ chức thực hiện công tác quản trị nhãn hiệu và logo của Viện. Phòng cũng tổ chức các hoạt động hỗ trợ an sinh xã hội của Viện bao gồm hỗ trợ trong nội bộ và hỗ trợ các địa phương, tổ chức, cá nhân ngoài Viện.
Công tác kiểm toán nội bộ cũng là một trong những nhiệm vụ của Phòng: tổng hợp, thẩm định và trình Lãnh đạo Viện các báo cáo của Người đại diện của Viện tại công ty thành viên có cổ
phần, góp vốn của Viện. Công tác Văn phòng Thực hiện chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Viện trong công tác nội vụ, hành chính, tổng hợp, quản trị, lễ tân, truyền thông và quan hệ cộng đồng, văn hóa – thể thao, quân sự, phòng cháy chừa cháy, tổ chức các cuộc họp, hội nghị do Lãnh đạo Viện chủ trì và thông báo kết luận tại cuộc họp, hội nghị; tiếp nhận, phân phối và xử lý công văn, tài liệu đến phát hành công văn tài liệu đi theo đúng quy trình nghiệp vụ; quản lý tài sản thuộc Cơ quan Viện; quản lý dịch vụ, chăm sóc, vệ sinh khuôn viên; chịu trách nhiệm về
hoạt động thông tin, truyền thông và Website của Viện; tham mưu xây dựng và phát triển hệ thống mạng thông tin, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các phần mềm ứng dụng CNTT trong toàn Viện. Ngoài ra, Phòng cũng chịu trách nhiệm về mặt công tác văn hóa – thể thao, bảo vệ, quân sự và các công tác khác như Phòng cháy chữa cháy, vận hành các hệ thống điện, nước, thông
tin nghe nhìn, liên lạc …
PHÒNG KẾ HOẠCH
ĐT: 024 3864 5146
Quá trình xây dựng và phát triển:
Phòng Kế hoạch là một trong những phòng nghiệp vụ, quản lý được thành lập ngay từ những năm đầu tiên thành lập Viện.
Tập thể phòng Kế hoạch năm 2022
Phòng Kế hoạch thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo Viện trong công tác điều hành kế hoạch, quản trị chi phí, kinh doanh, thương mại, dịch vụ tư vấn; Tham mưu xây dựng các đề án kế hoạch kinh doanh hằng năm, trung hạn và dài hạn của Viện. Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng kỳ theo yêu cầu quản lý các cấp; Tham mưu giao kế hoạch kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc và ký kết hợp đồng phối hợp kinh doanh với công ty thành viên. Theo dõi kiểm tra việc thực hiện và thanh lý các hợp đồng phối hợp kinh doanh và các hợp đồng kinh tế khác theo nhiệm vụ được phân công; Tham mưu cho lãnh đạo Viện giải quyết các mối quan hệ công tác với các cơ quan quản lý nhà nước, Tập đoàn TKV để nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch, quản lý chi phí, giá bán sản phẩm. Phối hợp với Phòng Kế toán giải quyết các vấn đề về thực hiện chính sách thuế, phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện. Tham gia hướng dẫn, kiểm tra công tác sửa chữa tài sản; thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên của Viện; xây dựng giá thành, giá mua, giá bán các sản phẩm, dịch vụ nội bộ Viện. Tham mưu quản lý công tác thuê ngoài. Thực hiện công tác đấu thầu; quản lý, cung ứng vật tư, tài sản, CCDC. Thực hiện công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh. Phòng đã nhiều năm được công nhận là Tập thể lao động xuất sắc và đã được Bộ Công Thương, Tập đoàn TKV, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin trao tặng nhiều bằng khen.
PHÒNG KẾ TOÁN
ĐT: 024 3864 5240
Quá trình xây dựng và phát triển:
Phòng Kế toán là một trong những phòng nghiệp vụ, quản lý được thành lập ngay từ năm đầu tiên thành lập Viện.
Phòng Kế toán có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Viện trong công tác tài chính, kế toán, thống kê; quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đảm bảo cân đối nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn.
Tổ chức công tác hạch toán, tài chính của Viện theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. Thực hiện công tác kế toán quản trị để tham mưu cho Lãnh đạo Viện trong công tác quản lý, điều hành. Tham mưu triển khai thực hiện các chính sách về thuế, phí và các khoản nộp ngân sách; Chế độ chính sách về kế toán, thống kê và quản lý tài chính của Nhà nước.
Kiểm tra, hướng dẫn công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc, công ty thành viên, trên cơ sở đó lập báo cáo tài chính (quyết toán) hợp nhất của toàn Viện. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc, công ty thành viên và Cơ quan Viện tổ chức kiểm kê, thanh lý, nhượng bán tài sản.
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ về huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn huy động trong Viện; Theo dõi, quản lý việc thu nợ và trả nợ các tổ chức tín dụng…
Trong những năm qua, Phòng Kế toán đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Phòng đã được Bộ Công Thương, Tập đoàn TKV, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ trao tặng nhiều bằng khen cho tập thể và cá nhân xuất sắc.
PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
ĐT: 024 3864 5156
Quá trình xây dựng và phát triển:
Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế được thành lập ngày 01/10/2018, trên cơ sở sát nhập phòng Quản lý & Thông tin Khoa học và phòng Kinh doanh & Quan hệ quốc tế. Trước đó, ngày 01/11/2016 phòng Quản lý & Thông tin Khoa học được thành lập trên cơ sở sát nhập phòng Quản lý Khoa học và phòng Thông tin Khoa học.
Tập thể Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế năm 2022
Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế tiếp nhận các chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng tiền thân, bao gồm Phòng Quản lý khoa học; Phòng Thông tin khoa học và Phòng Kinh doanh và quan hệ quốc tế.
Phòng Quản lý Khoa học được thành lập ngày 21 tháng 4 năm 2006 theo Quyết định số 118/QĐ-TCCB của Viện trưởng Viện khoa học Công nghệ Mỏ, với chức năng chính là quản lý công tác nghiên cứu khoa học, sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn hoá, sáng kiến, thống kê khoa học công nghệ, lưu giữ tài liệu, công trình, kết quả nghiên cứu.
Phòng Thông tin Khoa học được thành lập tháng 9 năm 1976, theo Quyết định số 1828 ĐT/TCCB3 của Bộ Điện và Than, với tên gọi ban đầu là Phòng Kỹ thuật Thông tin, trực thuộc Phân Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Than. Năm 1998, “Trung tâm Thông tin và Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật ngành Than” được sát nhập vào Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, bộ phận Thông tin được sáp nhập vào Trung tâm Thông tin và Dịch vụ Kỹ thuật ngành Than, thành Trung tâm Thông tin. Năm 2006 Trung tâm Thông tin giải thể, Phòng Thông tin Khoa học trở thành Phòng trực thuộc Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin.
Phòng Kinh doanh và Quan hệ Quốc tế, tiền thân là Ban Xúc tiến các Dự án Hợp tác Quốc tế được thành lập ngày 25/11/1999 theo Quyết định số 238/QĐ-TCCB của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin. Ngày 14/04/2006, Ban Xúc tiến các Dự án Hợp tác Quốc tế được đổi tên thành Phòng Kinh doanh và Quan hệ Quốc tế theo Quyết định số 89/QĐ-TCCB của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ. Phòng là đầu mối trong quan hệ với các đối tác nước ngoài, thực hiện các thủ tục liên quan đến các đoàn công tác nước ngoài, các đoàn nước ngoài vào Việt Nam làm việc với Viện.
Hiện nay, Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế được giao thêm nhiệm vụ quản lý đầu tư, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư của Viện và thực hiện việc mua sắm phục vụ các đề tài, dự án các cấp./.