Trong năm 2012, ngay từ đầu năm Viện đã phát động phong trào thi đua hoàn thành các công trình trọng điểm, triển khai các hoạt động thể thao, văn nghệ quần chúng kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển Viện Khoa học Công nghệ Mỏ (24/10/1972 – 24/10/2012). Hưởng ứng phong trào thi đua, toàn bộ các đơn vị trong Viện đã nỗ lực phấn đấu, đã hoàn thành dứt điểm các đề tài, nhiệm vụ khoa học các cấp được giao trong năm và được xếp loại khá; hoàn thành nhiều công trình, dự án triển khai áp dụng trong thực tế.
Trong năm 2012, ngay từ đầu năm Viện đã phát động phong trào thi đua hoàn thành các công trình trọng điểm, triển khai các hoạt động thể thao, văn nghệ quần chúng kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển Viện Khoa học Công nghệ Mỏ (24/10/1972 – 24/10/2012). Hưởng ứng phong trào thi đua, toàn bộ các đơn vị trong Viện đã nỗ lực phấn đấu, đã hoàn thành dứt điểm các đề tài, nhiệm vụ khoa học các cấp được giao trong năm và được xếp loại khá; hoàn thành nhiều công trình, dự án triển khai áp dụng trong thực tế.
1. Chương trình hoạt động kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển Viện Khoa học Công nghệ Mỏ và đón nhận huân chương Độc lập hạng Nhì
Trong năm 2012, ngay từ đầu năm Viện đã phát động phong trào thi đua hoàn thành các công trình trọng điểm, triển khai các hoạt động thể thao, văn nghệ quần chúng kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển Viện Khoa học Công nghệ Mỏ (24/10/1972 – 24/10/2012). Hưởng ứng phong trào thi đua, toàn bộ các đơn vị trong Viện đã nỗ lực phấn đấu, đã hoàn thành dứt điểm các đề tài, nhiệm vụ khoa học các cấp được giao trong năm và được xếp loại khá; hoàn thành nhiều công trình, dự án triển khai áp dụng trong thực tế.
Cũng trong dịp này, cán bộ viên chức Viện phấn khởi đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhì của Nhà nước trao tặng, đánh dấu các thành tích và kết quả đạt được trong giai đoạn 2007 – 2012.
2. Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Công đoàn Viện Khoa học Công nghệ Mỏ lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2012 – 2015
Ngày 15 tháng 12 năm 2012, Công đoàn Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2012 – 2015).
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Công đoàn Viện đã xây dựng được phong trào thi đua sôi nổi thực hiện nhiệm vụ, phối hợp tốt với chuyên môn triển khai đồng bộ các mặt công tác, đặc biệt là nhiệm vụ trọng tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch của Viện. Bên cạnh đó, Công đoàn Viện là nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, động viên cán bộ, đoàn viên trong Viện.
Phát huy những thành tích đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, kế thừa những bài học kinh nghiệm của 40 năm xây dung và phát triển Viện, khẩu hiệu hành động của Công đoàn Viện trong nhiệm kỳ mới vẫn được duy trì là “Chất lượng -Tiến độ – Hiệu quả – Phát triển”. Theo đó, Công đoàn Viện tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở, các tổ công đoàn, luôn sát cánh cùng Đảng ủy, ban lãnh đạo Viện trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình.
Với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đã tín nhiệm và bầu ra 09 đồng chí vào Ban Chấp hành Công đoàn Viện Khoa học Công nghệ Mỏ khóa mới, nhiệm kỳ 2012-2015.
3. Đề xuất thực hiện và hoàn thành dứt điểm các đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước, Bộ và Tập đoàn đảm bảo chất lượng và tiến độ
Trong năm 2012, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã đề xuất và hoàn thành dứt điểm các đề tài, nhiệm vụ KHCN các cấp được giao, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Kết quả nghiên cứu, sản phẩm của đề tài, nhiệm vụ KHCN đã được Hội đồng nghiệm thu các cấp đánh giá có tính khoa học, tính thực tiễn cao và được xếp loại khá.
Những đề tài, nhiệm vụ KHCN mà Viện đã hoàn thành trong năm 2012 đề cập đến hầu hết các lĩnh vực, khai thác, tuyển, chế biến than, khoáng sản, tự động hóa, tiết kiệm năng lượng, môi trường, … kết quả nghiên cứu nhiều đề tài đã được đưa vào áp dụng trong thực tế sản xuất.
Phát huy những thành tích đã đạt được trong năm qua, trên cơ sở định hướng phát triển ngành Than- Khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và “10 chương trình khoa học công nghệ trọng điểm giai đoạn 2011-2015” của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ tiếp tục đề xuất và tham gia tuyển chọn đề tài, nhiệm vụ KHCN các cấp cho các năm tiếp theo.
4. Tổng hợp và biên tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2007-2012 của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ.
Năm 2012, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện, cùng với việc biên tập, xuất bản cuốn Kỷ yếu “Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin 40 năm xây dựng và phát triển 24/10/1972 – 24/10/2012” Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã tổng hợp và biên tập, xuất bản “Tuyển tập các công trình khoa học công nghệ giai đoạn 2007-2012”.
“Tuyển tập các công trình khoa học công nghệ giai đoạn 2007-2012” tập hợp các bài viết phản ánh kết quả tiêu biểu trong hoạt động khoa học công nghệ của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ trong 5 năm qua, trên các lĩnh vực Công nghệ khai thác hầm lò; Tư vấn đầu tư thiết kế mỏ; Xây dựng công trình ngầm và mỏ; An toàn mỏ; Công nghệ khai thác lộ thiên; Địa cơ mỏ; Công nghệ than sạch; Tuyển khoáng luyện kim; Máy và thiết bị mỏ; Điện – Tự động hóa; Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; Công nghệ môi trường và chế biến, sử dụng than; Vật liệu nổ công nghiệp và Kinh tế mỏ.
5. Tư vấn thiết kế xây dựng định mức, đơn giá và phối hợp xây dựng cặp giếng đứng mỏ than hầm lò Núi Béo
Trong việc triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ than hầm lò Núi Béo, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ được chọn là Tổng thầu tư vấn, thiết kế. Viện đã phối hợp với Công ty CP GIPROSAKT (Liên bang Nga) tư vấn, hoàn thành thiết kế thi công giếng đứng đảm bảo chất lượng, tiến độ, góp phần trong việc khởi công dự án đúng kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 03 tháng 2 năm 2012 như kế hoạch đặt ra.
Đồng thời Viện đã triển khai “Nghiên cứu xây dựng bộ định mức, đơn giá XDCB đào chống lò giếng đứng – Công ty CP than Núi Béo”; Viện đã hỗ trợ Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 1 lựa chọn nhà thầu phụ trong thi công giếng là Công ty máy mỏ NPK – Ucraina; lựa chọn đồng bộ thiết bị thi công giếng đứng giai đoạn 1; Phối hợp với Viện thiết kế Giprosakht – Liên bang Nga thực hiện giám sát tác giả, cung cấp kịp thời các thiết kế điều chỉnh, biện pháp xử lý khi cần thiết, hướng dẫn, đề xuất các biện pháp, quy trình công nghệ, … Đến nay đã thi công xong 57 mét đoạn cổ giếng và đoạn độ mở công nghệ của cặp giếng đứng đảm bảo an toàn.
6. Tư vấn, thiết kế, đào tạo hướng dẫn và chuyển giao công nghệ đưa vào vận hành nhà máy tuyển bauxit Tân Rai (Lâm Đồng)
Đối với Công trình xây dựng Nhà máy tuyển quặng bauxit Tân Rai – Lâm Đồng, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ là thầu tư vấn, thiết kế, đào tạo chuyển giao công nghệ và cung cấp thiết bị hệ thống điều khiển tự động của Nhà máy.
Từ kết quả tư vấn thiết kế, đào tạo hướng dẫn và chuyển giao công nghệ của Viện, công trình nhà máy tuyển bauxít Tân Rai đã hoàn thành cơ bản, chạy thử nghiệm 72 giờ và bàn giao chính thức đưa vào vận hành sản xuất, làm cơ sở triển khai các dự án tiếp theo của Tập đoàn trong lĩnh vực này.
7. Nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác và đào chống lò sử dụng kíp nổ vi sai phi điện an toàn hầm lò
Trong việc thực hiện đề tài “Ngiên cứu áp dụng thử nghiệm công nghệ khai thác và đào lò sử dụng kíp nổ mìn vi sai phi điện an toàn hầm lò và áp dụng trong công nghệ nổ mìn lỗ khoan dài ở các mỏ hầm lò Quảng Ninh”, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 – Bộ Quốc phòng (Nhà máy Z21) nghiên cứu chế tạo thành công kíp nổ vi sai phi điện an toàn hầm lò, bước đầu đã chế tạo được 20 ngàn chiếc và được đưa vào áp dụng trong đào lò, khai thác than.
Tính đến nay, hầu hết các mỏ mỏ than hầm lò đã sử dụng kíp vi sai phi điện trong đào lò và năm 2011 Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã đề xuất và triển khai áp dụng thử nghiệm kíp vi sai phi điện an toàn do Việt Nam chế tạo, trong công nghệ khai thác lò dọc vỉa phân tầng cho điều kiện vỉa 7B – khu Đông Vàng Danh, Công ty than Đồng Vông.
Kết quả bước đầu áp dụng cho thấy, việc sử dụng kíp vi sai phi điện an toàn đã góp phần nâng cao tốc độ đào lò, nâng cao chiều cao phân tầng, tăng sản lượng, năng suất lao động, giảm tổn thất than, nâng cao hiệu quả khai thác cũng như mức độ an toàn.
8. Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm công nghệ tháo khí mêtan tại mỏ than Khe Chàm
Trong khai thác than hầm lò, cháy, nổ khí mêtan là hiểm họa lớn nhất. Với mục tiêu kiểm soát tích cực cháy nổ khí mêtan, đảm bảo an toàn trong khai thác than hầm lò, năm 2010 Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã được giao chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm công nghệ tháo khí mêtan trong quá trình khai thác vỉa 13.1 – Công ty than Khe Chàm.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, Công ty TNHH MTV than Khe Chàm đã phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Mỏ triển khai thực hiện dự án “Đầu tư áp dụng công nghệ tháo khí mêtan và thử nghiệm áp dụng hệ thống tháo khí mêtan tại lò chợ 13.1.1, mỏ than Khe Chàm “. Và tháng tháng 3 năm 2012 hệ thống tháo khí đã được đưa vào vận hành thử nghiệm, đến nay đã chuyển xuống lò chợ 13.1.3 ở mức dưới.
Trước khi đưa vào hoạt động hệ thống tháo khí, hàm lượng mêtan trong luồng gió thải của khu vực thường xuyên vượt ngưỡng cho phép (1,1- 1,5%), hệ thống cảnh báo mêtan tự động cắt điện 7-10 lần/ca, phải ngừng sản xuất. Sau khi có hệ thống tháo khí, hàm lượng mêtan trong luồng gió thải chỉ khoảng 0,5 – 0,9%- đảm bảo sản xuất liên tục.
Việc áp dụng thành công công nghệ tháo khí mêtan tại mỏ Khe Chàm là cơ sở trong việc mở rộng áp dụng cho các mỏ khác có độ chứa khí lớn, như Mạo Khê, Quảng Hanh, …
9. Hoàn thành dứt điểm các báo cáo đánh giá tác động môi trường, cải tạo phục hồi môi trường cho các dự án khai thác than và khoáng sản
Trong năm 2012 Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã thực hiện quan trắc môi trường ở hầu hết các đơn vị trong ngành than, khoáng sản; đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), tư vấn lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường (CTPHMT) cho 12 công trình, dự án đầu tư khai thác, tuyển, chế biến than, khoáng sản.
Cùng với các sản phẩm tư vấn, trong năm 2012, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ còn thực hiện và hoàn thành nhiều công trình xử lý môi trường, như Công trình hệ thống xử lý nước thải mỏ than Na Dương đã triển khai thi công; Công trình xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải hầm lò mỏ than Mông Dương, đang vận hành ổn định từ 4/2012; …
Các kết quả tư vấn, đánh giá tác động môI trường và các giải pháp đề xuất cảI tạo phục hồi môI trường đã giúp các doanh nghiệp khai thác than, khoáng sản nâng cao nhận thức và trách nhiệm, tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đầu tư và có kế hoạch về mặt tài chính để phục hồi môi trường khi dự án kết thúc.
10. Hoàn thành và đưa vào sử dụng Văn phòng làm việc và phòng thí nghiệm tại 342 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội và Trụ sở làm việc Trung tâm Vật liệu nổ Công nghiệp tại phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh
– Dự án Văn phòng làm việc và phòng thí nghiệm của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ tại số 342 Ngô Gia Tự – Long Biên – Hà Nội có tổng mức đầu tư 13,1 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay thương mại và nguồn huy động hợp pháp khác của Viện. Công trình được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 3.554,7m2, bao gồm nhà văn phòng làm việc giao cho Công ty TNHH 1TV sử dụng làm văn phòng làm việc; Phòng thí nghiệm huyền phù than nước; Nhà bố trí các phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm Cơ lý đá, phòng thí nghiệm MôI trường (VILAS 070), Phòng thí nghiệm Tính chất khoáng sản, phòng thí nghiệm điện – tự động hóa, phòng thí nghiệm Tuyển khoáng và một số công trình phụ trợ khác, diện tích 70m2.
– Dự án Xây dựng Trụ sở làm việc Trung tâm Vật liệu nổ công nghiệp, Viện Khoa học Công nghệ mỏ (Giai đoạn 1) tại phường Quang Trung – Uông Bí – Quảng Ninh có tổng mức đầu tư 14,865 tỷ đồng, trong đó 50% từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn, 50% từ nguồn huy động hợp pháp của Viện (vay thương mại, quỹ đầu tư phát triển, …). Công trình được xây dựng trên khu đất có diện tích 3.642,9m2, bao gồm nhà văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ khác.
Ngày 11/2/2012, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã tổ chức “Lễ khánh thành Trụ sở làm việc Trung tâm Vật liệu nổ Công nghiệp – giai đoạn 1”. Trong giai đoạn tiếp theo Trung tâm sẽ được xây dựng thêm toà nhà 06 tầng trên diện tích hiện có.
Các công trình này được đưa vào sử dụng, mở rộng thêm diện tích mặt bằng văn phòng làm việc, thực hiện quy hoạch tập trung các phòng thí nghiệm của Viện, làm cơ sở để từng bước hiện đại hóa, chuyên môn hóa các phòng thí nghiệm này./