Sáng ngày hôm nay, 25/7/2013, tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học "Quản trị tài nguyên khoáng sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp". Tham dự Hội thảo là các đại biểu đến từ các Chi hội Khoa học và Công nghệ Mỏ ở mọi miền đất nước, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Luyện Kim, …
Sáng ngày hôm nay, 25/7/2013, tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Quản trị tài nguyên khoáng sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp”.
Tham dự Hội thảo là các đại biểu đến từ các Chi hội Khoa học và Công nghệ Mỏ ở mọi miền đất nước, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Luyện Kim, …
Đoàn chủ tịch điều hành Hộị nghị là TS. Trần Xuân Hòa Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, GS.TS. Trần Xuân Hà, Phó chủ tịch, Ban thư ký là GS.TS. Võ Trọng Hùng và TS. Kiều Kim Trúc.
Với chủ đề “Quản trị tài nguyên khoáng sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, trong Tuyển tập báo cáo của Hội thảo đã tập hợp được 20 báo cáo tham luận, trong đó nhiều tham luận đã được trình bày trong Hội thảo. Các tham luận này đã đề cập đến nhiều góc độ trong quản trị tài nguyên khoáng sản, tù những tham luận chung, mang tính phổ quát, như “Minh bạch hóa trong nghành khai khoáng trên thế giới và khả năng áp dụng vào Việt Nam”; “Vai trò của cộng đồng với việc minh bạch hóa trong khai thác khoáng sản”; “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam”; … Đến những tham luận về những giải pháp cụ thể của doanh nghiệp, như “Công tác quản trị tài nguyên tại Công ty CP than Vàng Danh”; “Quản trị tài nguyên khoáng sản trong khai thác mỏ lộ thiên dưới góc độ tiết kiệm”; “Các giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản tại Công ty CP than Núi Béo-Vinacomin”; “Áp dụng công nghệ tiên tiến trong đào lò và khai thác nhằm quản trị tài nguyên khoáng sản hướng tới minh bạch, hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh”; … Bên cạnh đó còn có bài, về “Công tác bảo vệ môi trường ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”; “Nghiên cứu quản trị tài nguyên than phục vụ công nghệ khí hóa than ngầm ở Việt Nam”
Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin vinh dự là một trong 3 nhà tài trợ chính của Hội thảo. Đoàn cán bộ của Viện tham gia Hội thảo do TS. Trương Đức Dư làm trưởng đoàn, với nhiều cán bộ, nghiên cứu viên, đóng góp nhiều tham luận trong Hội thảo và được trình bày trước hội nghị, như bản tham luận của TS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Đào Hồng Quảng “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ khai thác hầm lò nhằm huy động tối đa tài nguyên trữ lượng than vào sản xuất”.