Ngày 13/12/2012, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài "Nghiên cứu xác định các thông số dịch chuyển, biến dạng đất đá khi khai thác vỉa dày bằng phương pháp hầm lò trên mô hình vật liệu tương đương".
Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin;
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Anh Tuấn.
Hội đồng KHCN cấp cơ sở được thành lập theo Quyết định số 432/QĐ-QLKH, ngày 10/12/2012 của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin, gồm 7 thành viên:
1. TS. Trương Đức Dư, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Chủ tịch;
2. TS. Trần Tú Ba, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Phản biện 1;
3. TS. Phạm Minh Đức, Hội KHCN Mỏ Việt Nam – Phản biện 2;
4. TS. Lê Văn Công, Trưởng phòng, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Ủy viên;
5. ThS. Lê Thanh Phương, Trưởng phòng, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Ủy viên;
6. ThS. Đặng Hồng Thắng, Trưởng phòng, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Ủy viên;
7. TS. Phan Xuân Bình, Trưởng phòng, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Ủy viên thư ký.
Thực tế khai thác tại vùng Quảng Ninh những năm qua cho thấy, có nhiều hiện tượng các công trình, nhà cửa bị hư hại hoặc phá hủy do ảnh hưởng của khai thác hầm lò, đòi hỏi phải có sự quan tâm, hiểu biết và điều khiển quá trình dịch động, đảm bảo an toàn cho công trình khai thác cũng như các công trình, đối tượng trên bề mặt, đồng thời giảm tổn thất tài nguyên than.
Với mục tiêu: xác định các thông số dịch chuyển, biến dạng đất đá mỏ khi khai thác các vỉa than dày tại một số mỏ than vùng Quảng Ninh bằng mô hình vật liệu tương đương; phân tích, so sánh kết quả quan trắc trên mô hình với các kết quả quan trắc thực tế và tính toán lý thuyết, nhằm xác định các thông số dịch động đặc trưng cho các mỏ than vùng Quảng Ninh, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
1. Đánh giá tổng quan về dịch chuyển, biến dạng đất đá mỏ do khai thác hầm lò tại vùng Quảng Ninh.
2. Đánh giá tổng hợp trữ lượng và đặc điểm điều kiện địa chất, phân tích hiện trạng khai thác các vỉa than dày vùng Quảng Ninh.
3. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu dịch động đất đá mỏ trên mô hình vật liệu tương đương.
4. Xây dựng mô hình vật liệu tương đương nghiên cứu, xác định các thông số dịch động đất đá mỏ do khai thác hầm lò các vỉa than dày tại một số mỏ đặc trưng vùng Quảng Ninh. Phân tích kết quả, so sánh với các kết quả quan trắc thực tế nhằm xác lập các thông số đặc trưng.
Sau 1 năm triển khai thực hiện, đề tài đã đạt được những mục tiêu cơ bản, gồm xây dựng 02 mô hình vật liệu tương đương mô phỏng các điều kiện khai thác vỉa dày thoải và dày dốc tại vùng Quảng Ninh. Các kết quả quan trắc, xác định thông số dịch động trên mô hình vật liệu tương đương phù hợp với quy luật dịch chuyển và các kết quả tính toán lý thuyết, cũng như kinh nghiệm quan trắc thực tế tại các khoáng sàng than vùng Quảng Ninh. Trên cơ sở đó, đề tài đã xây dựng thông số dịch động đất đá mỏ đặc trưng cho một số mỏ vùng than Quảng Ninh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được toàn bộ các thành viên của