Hội nghị nghiệm thu đề tài cấp cơ sở

Ngày 10/1/2013, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài "Nghiên cứu các giải pháp nhằm đáp ứng sản lượng, nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn các mỏ than hầm lò, lộ thiên công suất lớn khi khai thác xuống sâu". Đây là đề tài thuộc "Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm về công nghệ khai khoáng và chế biến khoáng sản" thực hiện Đề án "Đổi mới và hiện đại hóa cong nghiệp trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025".

 

     Ngày 10/1/2013, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nhằm đáp ứng sản lượng, nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn các mỏ than hầm lò, lộ thiên công suất lớn khi khai thác xuống sâu”. Đây là đề tài thuộc “Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm về công nghệ khai khoáng và chế biến khoáng sản” thực hiện Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghiệp trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.

Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Công Thương

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin;

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Ngọc Tước.

Hội đồng KHCN cấp cơ sở được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-QLKH, ngày 28/12/2012 của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin, gồm 7 thành viên:

TS. Trương Đức Dư, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Chủ tịch;

TS. Phạm Minh Đức, Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam  – Phó Chủ tịch;

TS. Trần Trọng Kiên, Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam – Phản biện 1;

TS. Trần Tú Ba, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Phản biện 2;

ThS. Nguyễn Văn Tráng, Trưởng phòng, Ban KCL Tập đoàn  – Ủy viên;

ThS. Nguyễn Cao Khải, Trường Đại học Mỏ – Địa chất – Ủy viên;

TS. Phan Xuân Bình, Trưởng phòng, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Ủy viên thư ký.

Các mỏ lộ thiên, hầm lò khi khai thác xuống sâu điều kiện khai thác rất khó khăn. Càng xuống sâu các mỏ lộ thiên có khối lượng đất bóc rất lớn, số tầng khai thác nhiều, khai thác dưới mức thoát nước tự chảy, cung độ vận tải xa, chiều cao nâng tải lớn, đất đá có độ khối, độ ngậm nước tăng, bờ mỏ mất ổn định…Các mỏ hầm lò khi khai thác xuống sâu cũng xuất hiện nhiều khó khăn, áp lực mỏ lớn, ảnh hưởng của nước ngầm, điều kiện vi khí hậu xấu, khí độc, khí CH­­­­4, nhiệt độ cao…Để mỏ đạt công suất yêu cầu và an toàn trong quá trình khai thác việc thực hiện đề tài:”Nghiên cứu các giải pháp nhằm đáp ứng sản lượng, nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn các mỏ than hầm lò, lộ thiên công suất lớn khi khai thác xuống sâu” là cần thiết và cấp bách.

Bám sát mục tiêu của đề tài, nhóm thực hiện đã đề xuất và lựa chọn các giải pháp về khoa học và công nghệ, tổ chức quản lý nhằm đáp ứng sản lượng, nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn các mỏ than hầm lò, lộ thiên công suất lớn khi khai thác xuống sâu.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giải quyết được 5 nội dung chính bao gồm:

– Đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất và thực trạng khai thác mỏ than có công suất lớn ở Việt Nam.

– Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng sản lượng, nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn các mỏ than Lộ thiên công suất lớn khi khai thác xuống sâu.

– Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý nhằm đáp ứng sản lượng tại các mỏ Hầm lò công suất lớn khi khai thác xuống sâu.

– Triển khai áp dụng một số giải pháp tại cơ sở

– Nghiên cứu đề suất quy hoạch các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý nhầm đáp ứng sản lượng tại các mỏ lộ thiên, hầm lò công suất lớn khi khai thác xuống sâu

Theo Hội đồng KHCN cấp cơ sở: Đây là một đề tài có nội dung rất lớn về các giải pháp kỹ thuật công nghệ khai thác lộ thiên và hầm lò. Đề tài đã hoàn thành đầy đủ các nội dung, các sản phẩm khoa học công nghệ theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng. Các giải pháp đề xuất có tính khả thi và phù hợp điều kiện các mỏ lộ thiên, hầm lò Việt Nam khi khai thác xuống sâu. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.

Các mục khác