Theo công điện số 18/CĐ-TKV của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, ngày 09/01/2014 về việc “Đoàn chuyên gia Nhật Bản thuộc Dự án nâng cao năng lực sản xuất than làm việc với Tập đoàn và các đơn vị về nội dung thực hiện của dự án”, ngày 15/1/2014, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã có buổi làm việc với đoàn chuyên gia Công ty than Kushiro (Nhật Bản). Tham gia buổi làm việc có Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Mỏ & Công nghiệp – Vinacomin.
Theo công điện số 18/CĐ-TKV của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, ngày 15/1/2014, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã có buổi làm việc với đoàn chuyên gia Công ty than Kushiro (Nhật Bản). Một số chuyên gia của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Mỏ & Công nghiệp – Vinacomin cùng tham dự buổi làm việc.
Nội dung buổi làm việc tập trung vào vấn đề đào tạo lý thuyết và tư vấn kỹ thuật thi công khoan neo theo kế hoạch thực hiện năm tài khóa 2013. Đây là một trong những nội dung thuộc Dự án “Nâng cao kỹ thuật khai thác, an toàn trong sản xuất than tại các nước sản xuất than đá” của Chính phủ Nhật Bản.
Tại buổi làm việc ông Matsumoto Hiroyuki đại diện đoàn chuyên gia Nhật Bản đã giới thiệu về quy trình thi công neo cáp cũng như các loại neo dài và giới thiệu các vật tư thiết bị phục vụ quá trình thi công neo cáp, như máy khoan neo Rambo, máy nén khí di động Mitsui seiki, cáp neo, các phụ kiện đi kèm, so sánh cụ thể về đặc tính kỹ thuật cũng như điều kiện áp dụng của các loại máy khoan neo phổ biến hiện nay như máy khoan neo dạng khí nén Rambor (Nhật Bản), MQT (Trung Quốc) hay các máy khoan neo thủy lực của Nhật Bản cũng như Trung Quốc. Đồng thời, các chuyên gia Nhật cũng giới thiệu quy trình lắp đặt máy đo dịch động để theo dõi độ biến động của nóc lò.
Đại diện Lãnh đạo Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, TS. Trương Đức Dư, phó Viện trưởng ghi nhận những kết quả dự án đã thực hiện trong năm qua, trong đó nhấn mạnh kết quả áp dụng chống neo tại các mỏ, đồng thời định hướng triển khai thực hiện trong thời gian tới.