Hội nghị nghiệm thu đề tài cấp Tập đoàn

  Ngày 18.6.2014, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ, hợp lý hoá sản xuất nhằm giảm giá thành sản xuất cho mỏ Cọc Sáu" và đề tài "Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm công nghệ khoan, nổ và xúc bốc tầng cao cho mỏ than Cao Sơn". Các đề tài do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ phối hợp với Công ty Cổ phần than Cao sơn và Công ty Cổ phần than Cọc Sáu thực hiện.Hội nghị nghiệm thu dưới sự chủ trì của ông Vũ Mạnh Hùng, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

 

     Ngày 18.6.2014, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ, hợp lý hoá sản xuất nhằm giảm giá thành sản xuất cho mỏ Cọc Sáu” và đề tài “Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm công nghệ khoan, nổ và xúc bốc tầng cao cho mỏ than Cao Sơn”. Các đề tài do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ phối hợp với Công ty Cổ phần than Cao sơn và Công ty Cổ phần than Cọc Sáu thực hiện. Hội nghị nghiệm thu dưới sự chủ trì của ông Vũ Mạnh Hùng, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

 1. Đề tài “Nghiên cứu lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ, hợp lý hoá sản xuất nhằm giảm giá thành sản xuất cho mỏ Cọc Sáu“.
Mỏ Cọc Sáu hiện tại là mỏ lộ thiên sâu nhất Việt Nam, trong tương lai, mỏ thuộc loại sâu trên khu vực và trên thế giới, đáy mỏ hiện tại đã đạt đến -180 (năm 2013). Sản lượng than nguyên khai đạt từ 2 ÷ 3,0 triệu tấn/năm, đất bóc đạt từ 30 ÷ 40 triệu m3/năm. HTKT, công nghệ và thiết bị khai thác ở mỏ Cọc Sáu đã được lựa chọn, đầu tư phù hợp với điều kiện khai thác hiện nay. Tuy nhiên, do có quá nhiều chủng loại thiết bị có công suất khác nhau hoạt động trên cùng một HTKT dẫn đến giảm năng suất thiết bị, phức tạp trong công tác điều hành và tổ chức sản xuất.
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, giảm giá thành sản xuất, đơn giản trong tổ chức thi công và phát huy tính ưu việt của sản xuất tập trung, căn cứ vào giá thành các tổ hợp đồng bộ thiết bị hiện có, cung độ vận tải trên cơ sở điều kiện khai thác, phân bố khối lượng than đất, tốc độ xuống sâu và đẩy ngang,… bố trí thiết bị các khu vực của mỏ, nhóm thực hiện đề tài đề xuất một số phương pháp như sau:
– Khu vực đáy mỏ: Sử dụng MXTLGN dung tích gầu 3,4÷4,7m3 để đào sâu và khai thác than (đào sâu trong than) kết hợp ô tô tự đổ tải trọng 32÷36 tấn vận tải đất đá và than nguyên khai khai thác.
– Khu vực giữa mỏ: Sử dụng kết hợp MXTL dung tích gầu 6,7m3 kết hợp với ôtô tự đổ có tải trọng 55÷58 tấn; MXTL dung tích gầu xúc 10m3 hiện có và MXTL dung tích gầu xúc 10÷12 m3 sẽ đầu tư kết hợp với ô tô tự đổ có tải trọng 91÷120 tấn để xúc bốc, vận tải đất đá.
– Khu vực trên cao: Tận dụng máy xúc chạy điện hiện có của mỏ EKG 4,6;5A và ôtô tự đổ có tải trọng 55÷60 tấn để vận tải đất đá. Khi cần đầu tư, sẽ đầu tư chuyển dần sang tổ hợp đồng bộ thiết bị công suất lớn như khu vực giữa mỏ.
Trong công tác tổ chức sản xuất hiện tại, tùy từng công suất thiết bị hiện có, bố trí ưu tiên thiết bị loại A + B ở khu vực đáy mỏ và giữa mỏ, các thiết bị loại C sắp hết khấu hao cho các tầng trên cùng hoặc khu vực mỏ không yêu cầu sản lượng lớn.

Các mục khác