Ngày 22.12. 2014, Bộ Công thương đã tổ chức nghiệm thu 2 đề tài khoa học do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ chủ trì thực hiện, năm 2014.
1. Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp tháo khô bờ trụ mỏ than Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn”.
Để đáp ứng nhu cầu về than cho tổ máy 1 và tổ máy 2, Nhà máy Nhiệt điện Na Dương (dự kiến được nâng công suất trong năm 2018). Trong những năm tới, mỏ than Na Dương phải mở rộng và nâng công suất lên 1,2 triệu tấn/năm.
Qua nghiên cứu cho thấy, điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình mỏ than Na Dương rất phức tạp, bờ trụ Nam thường xuyên xảy ra hiện tượng trượt lở do quá trình phong hoá bề mặt xảy ra mạnh mẽ và bên dưới tầng chứa than bờ trụ Nam, vỉa 4, có tồn tại tầng chứa nước áp lực lớn. Để giảm thiểu áp lực nước, mức độ trượt lở và trôi trượt đất đá, nâng cao mức độ ổn định cho bờ trụ Nam mỏ than Na Dương, Bộ Công Thương đã giao cho Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin thực hiện đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tháo khô bờ trụ mỏ than Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, để đảm bảo ổn định cho bờ trụ nam mỏ than Na Dương trong quá trình khai thác xuống sâu và kết thúc theo thiết kế, giải pháp tháo khô được lựa chọn bằng hệ thống các lỗ khoan giảm áp. Hệ thống các lỗ khoan này được bố trí theo tuyến thẳng vuông góc với hướng dốc bờ trụ mỏ tại các mức +198; +162; +100m. Các thông số lỗ khoan được lựa chọn: đường kính khoan D127mm, chiều sâu lỗ khoan L= 60-80m, khoảng cách giữa các lỗ khoan R=70-90m.
Trong quá trình nghiên cứu, Đề tài đã tiến hành khoan thử nghiệm 12 lỗ khoan tại bờ trụ Nam, vỉa 4, quá trình theo dõi cho thấy cao trình và lượng nước trong địa tầng chứa nước đã giảm, khu vực trung tâm bờ trụ Nam đang ở trạng thái ổn định, tốc độ dịch chuyển 0,10 ¸ 0,40mm/ngày, đảm bảo an toàn sản xuất của mỏ than Na Dương.
2. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật công nghệ hợp lý nhằm khai thác phần trữ lượng than nằm dưới suối tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh”.