Hội nghị nghiệm thu đề tài do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ chủ trì thực hiện

Ngày 12/2/2015, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin tổ chức Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở đề tài: “Nghiên cứu áp dụng mô hình số xác định các thông số dịch chuyển, biến dạng đất đá trong quá trình đào lò và khai thác tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh”.

 

Hội đồng khoa học được thành lập theo Quyết định của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin, số 463/QĐ-VKHCNM, ngày 11 tháng 12 năm 2014, bao gồm 7 thành viên. TS. Trần Tú Ba, Chủ tịch Hội đồng.

Sau một năm thực hiện, đề tài đã tập trung nghiên cứu một số nội dung chính như:

– Nghiên cứu tổng quan biến dạng trong quá trình đào lò và khai thác.

– Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và phương pháp xác định tính chất, nguyên nhân biến dạng, dịch chuyển khối đá xung quanh các đường lò và công trình khai thác tại một số mỏ than hầm lò Việt Nam.

– Xây dựng các mô hình số xác định các thông số dịch chuyển, biến dạng đất đá dịch chuyển khi đào lò và khai thác tại các mỏ than hầm lò Việt Nam từ các kết quả phân mỏ do đào lò và khai thác tại một số mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh.

– Đánh giá mức độ xuất hiện biến dạng, dịch chuyển, xác định tính toán biến dạng, tich mô hình số.

– Phân tích quy luật và dự báo cho điều kiện ảnh hưởng điển hình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình biến dạng, dịch chuyển của mô hình tương đối phù hợp với quy luật theo tính toán lý thuyết và các phương pháp khác về hình dạng sụt lún, góc sụt lún và mức độ sụt lún, các thông số lún phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa chất khối đá như: độ bền nén, độ bền kéo, gốc ma sát, lực dính lớp, trọng lượng thể tích đất đá, chiều day phân lớp, góc dốc vỉa than, đất đá và các yếu tố khác như kích thước đường lò, vung khai thác, phương pháp đào lò, phương pháp khai thác, phương pháp chèn lò, phá hoả,…

Chiều sâu đặt đường lò, lò chợ cũng quyết định đến mức độ biến dạng, dạng dịch chuyển. Do quá trình dịch chuyển, biến dạng có thể xảy ra theo nhiều cơ chế theo góc độ phân tích lý thuyết, sự sập đổ có thể xảy ra khi hình thành vòm cân bằng tự nhiên hoặc do quá trình chèn lấp khoảng trống do đá (bị sập đổ) có tính nở rời tạo vùng chèn lấp kín sập đổ hoặc quá trình di dịch khoảng trống lên trên gặp điều kiện đất đá cứng vững ổn định tạo đầm chịu lực và do quá trình sập đổ làm giảm khẩu độ dầm dẫn đến làm ngừng quá trình dịch chuyển, biến dạng khối đá phía trên công trình.

Hội đồng khoa học đã ghi nhận những kết quả đã thực hiện đề tài. Về khối lượng công việc, đã hoàn thành, về nội dung, đúng theo đề cương được duyệt, thời gian thực hiện đảm bảo và thống nhất nghiệm thu. Tuy nhiên, trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các thành viên trong Hội đồng khoa học, nhóm thực hiện cần hoàn thiện Báo cáo tổng kết để trình duyệt, nghiệm thu cấp Bộ Công Thương./.

Các mục khác