Ngày 18.3.2016, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài khoa hoc ” Nghiên cứu phương pháp quan trắc biến dạng sâu nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng của trượt lở bờ mỏ lộ thiên đến các công trình công nghiệp và dân dụng lân cận”.
Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Công Thương
Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Duy Long.
Hội đồng khoa học công nghệ cấp cơ sở được thành lập theo Quyết định số 502/QĐ-VKHCNM, ngày 21/12/2015, gồm 7 thành viên, TS. Trần Tú Ba, Viện trưởng làm Chủ tịch, TS. Lưu Văn Thực, Phó Viện trưởng là Phó Chủ tịch, trực tiếp điều hành Hội nghị.
Công tác quan trắc dịch động các bờ mỏ lộ thiên đã được đưa vào Quy chuẩn kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên của Bộ Công Thương từ năm 2008. Kết quả quan trắc trong nhiều năm qua tại các bờ mỏ than lộ thiên thuộc Tập đoàn TKV đã đóng góp hữu ích cho công tác nghiên cứu ổn định cức bờ mỏ, xây dựng các giải pháp phòng chống đảm bảo an toà và khai thác hiệu quả các mỏ than lộ thiên. Tuy nhiên, quá trình quan trắc dịch động chỉ được tiến hành thông qua các tuyến, mốc quan trắc bố trí trên bề mặt địa hình, do vậy kết quả dự báo về cưo chế phá huỷ (trượt) sâu trong khối đá bờ mỏ bị hạn chế. Vị trí mặt trượt cũng như quy luật dịch chuyển chỉ mới dừng ở mức độ dự báo.
Trong thời gian gần đây, để quá trình dịch chyển và biến dạng trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp các phương pháp quan trắc sâu áp dụng công nghệ cảm biến cơ điện, từ, địa chấn, trọng lực được nghiên cứu và đưa vào áp dụn để quan trắc quá trình dịch chuyển và biến dạng sâu trong nền, móng, thân đê, đập ở độ sâu đến 100m.
Xuất phát từ thực tế trên, Tổng Cục Năng lượng – Bộ Công Thương đã giao cho Viện thực hiện đề tài “Nghiên cứu phương pháp quan trắc biến dạng sâu nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng của trượt lở bờ mỏ lộ thiên đến các công trình công nghiệp và dân dụng lân cận”
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu phân tích kết quả quan trắc, phát hiện dịch chuyển làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp xử lý trượt lở bờ mỏ và an toàn cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp lân cận.
Đề tài đã tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản như: 1) Nghiên cứu tổng quan về các phương pháp quan trắc dịch động sâu dự báo bién dạng bờ mỏ lộ thiên; 2) Nghiên cứu lựa chọn giải pháp và thiết bị quan trắc dịch động sâu trên bờ mỏ lộ thiên; 3) Xây dựng quy trình quan trắc và dữ liệu quan trắc biến dạng sâu trên bờ mỏ lộ thiên; 4) Nghiên cứu áp dụng tính toán cho một mỏ.
Trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm thực tế, đề tài đã xây dựng quy trình quan trắc và dữ liệu quan trắc biến dạng sâu trên bờ mỏ lộ thiên, làm cơ sở cho việc thực hiện công tác quan trắc dịch động sâu cho các mỏ thuộc TKV.
Tại Hội nghị, các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu đã đóng góp nhiều ý kiến để các cán bộ thực hiện đề tài hoàn thiện Báo cáo tổng kết đề tài trước khi trình Hội đồng Khoa học công nghệ cấp Bộ Công Thương phê duyệt./.