Sáng ngày 16/7/2020, Viện KHCN Mỏ đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở 03 đề tài: “Nghiên cứu công nghệ CGH phù hợp khai thác trong điều kiện các vỉa dày trung bình, dốc nghiêng, đá vách, trụ vỉa yếu tại các mỏ hầm lò vùng Mạo Khê – Uông Bí thuộc TKV“; “Nghiên cứu áp dụng công nghệ CGH khai thác vỉa than dày, dốc nghiêng đến dốc đứng tại các mỏ hầm lò thuộc TKV” và đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu an toàn về kỹ năng nhận biết, phát hiện nguy cơ, biện pháp xử lý, kỹ năng thoát hiểm và chỉ dẫn an toàn trong các mỏ hầm lò thuộc TKV”.
Hội đồng KHCN của các đề tài được thành lập lần lượt theo các Quyết định số 264; 263 và 261/QĐ-VKHCNM, ngày 26 tháng 6 năm 2020, gồm 7 thành viên, do TS. Đào Hồng Quảng (Viện trưởng, Viện KHCN Mỏ) làm Chủ tịch; TS. Nhữ Việt Tuấn (Phó Viện trưởng, Viện KHCN Mỏ) làm Phó chủ tịch.TS Trương Đức Dư(Hội KHCN Mỏ Việt Nam) – Phản biện 1; TS. Đào Văn Chi (Trường Đại học Mỏ Địa chất) – Phản biện 2.
– Cơ quan quản lý: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
– Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin.
1) Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ CGH phù hợp khai thác trong điều kiện các vỉa dày trung bình, dốc nghiêng, đá vách, trụ vỉa yếu tại các mỏ hầm lò vùng Mạo Khê – Uông Bí thuộc TKV” do TS. Lê Văn Hậu làm chủ nhiệm.
Theo báo cáo trình bày tại Hội nghị, đề tài tập trung nghiên cứu 4 nội dung chính bao gồm: 1. Tổng hợp trữ lượng và đánh giá đặc điểm địa chất các khu vực khai thác vỉa dày trung bình thoải đến dốc nghiêng có điều kiện vách, trụ vỉa yếu tại các mỏ than hầm lò thuộc TKV; 2.Tổng quan kinh nghiệm áp dụng công nghệ khai thác vỉa dày trung bình, thoải đến dốc nghiêng có điều kiện vách, trụ vỉa yếu ở trong và ngoài nước; 3. Nghiên cứu đề xuất các sơ đồ công nghệ và đồng bộ thiết bị CGH khai thác phù hợp điều kiện các khu vực vỉa dày trung bình, thoải đến dốc nghiêng có điều kiện vách, trụ vỉa yếu tại các mỏ hầm lò vùng Mạo Khê – Uông Bí thuộc TKV; 4. Đề xuất quy hoạch áp dụng sơ đồ công nghệ cho các mỏ hầm lò vùng Mạo Khê – Uông Bí thuộc TKV có điều kiện phù hợp.
Mục tiêu của đề tài là đề xuất được dây chuyền CGH phù hợp khai thác vỉa than dày trung bình, vỉa nghiêng đến dốc nghiêng, có điều kiện vách, trụ vỉa yếu nhằm nâng cao mức độ an toàn, sản lượng và năng suất lao động.
Sau khi nghe nhóm thực hiện đề tài trình bày báo cáo tổng kết, các thành viên trong Hội đồng đã đóng góp nhiều ý kiến. Trong đó, nhận định đề tài có tính cấp thiết, tập trung nghiên cứu đầy đủ, chất lượng các nôi dung đề ra, thông tin phong phú, lo gic, khoa học, và đáng tin cậy. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu cần chỉnh sửa, bổ thêm một số thông tin, tư liệu tham khảo, bố cục cho ngắn gọn xúc tích, v.v.
2) Đề tài “Nghiên cứu áp dụng công nghệ CGH khai thác vỉa than dày, dốc nghiêng đến dốc đứng tại các mỏ hầm lò thuộc TKV” do TS. Cao Quốc Việt làm chủ nhiệm.
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính bao gồm: 1. Tổng hợp trữ lượng và đánh giá đặc điểm địa chất các khu vực vỉa than dày, dốc nghiêng đến dốc đứng tại các mỏ hầm lò thuộc TKV; 2.Tổng quan kinh nghiệm áp dụng công nghệ khai thác vỉa dày, dốc ở trong và ngoài nước;3. Nghiên cứu xây dựng sơ đồ công nghệ, đề xuất đồng bộ thiết bị CGH khai thác phù hợp với điều kiện các vỉa than dày, dốc nghiêng đến dốc đứng tại các mỏ than hầm lò thuộc TKV; 4. Đánh giá tổng hợp trữ lượng các khu vực có điều kiện thuận lợi áp dụng công nghệ CGH khai thác và quy hoạch lộ trình áp dụng công nghệ giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng đươc sơ đồ công nghệ và các giải pháp kỹ thuật hợp lý, đề xuất lựa chọn đồng bộ thiết bị CGH phù hợp, làm cơ sở triển khai vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, năng suất lao động và mức độ an toàn trong khai thác các vỉa than dày, dốc nghiêng đến dốc đứng tại các mỏ hầm lò thuộc TKV.
Đề tài đã nhận được nhiều ý kiến nhận xét của HĐKH, trong đó, nhấn mạnh đề tài đã hoàn thành việc nghiên cứu đầy đủ, chất lượng các nội dung đề ra. Cách trình bày rõ ràng, khoa học, dễ hiểu, thông tin phong phú, có độ tin cậy cao. Tuy nhiên nhóm đề tài cần cập nhập, bổ sung thêm một số thông tin, số liệu thực tiễn áp dụng tại các mỏ hầm lò trên thế giới.