Chiều ngày 17/7/2020, Viện KHCN Mỏ đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở đề tài: “Nghiên cứu giải pháp công nghệ xuống sâu mức -300 cho mỏ Cọc Sáu và các mỏ lộ thiên xuống sâu có điều kiện tương tự thuộc TKV“.
Hội đồng KHCN của đề tài được thành lập theo Quyết định số 254/QĐ-VKHCNM, ngày 26 tháng 6 năm 2020, gồm 7 thành viên, do TS. Đào Hồng Quảng (Viện trưởng, Viện KHCN Mỏ) làm Chủ tịch; TS. Lưu Văn Thực (Phó Viện trưởng, Viện KHCN Mỏ) làm Phó chủ tịch. PGS.TS Phạm Văn Hòa (Trường Đại học Mỏ Địa chất) – Phản biện 1; ThS. Trần Văn Hùng (Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp) – Phản biện 2.
– Cơ quan quản lý: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
– Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin.
– Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Ngọc Tước
Theo báo cáo trình bày tại Hội nghị, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính bao gồm: 1. Đánh giá hiện trạng và dự báo điều kiện mỏ khi khai thác xuống sâu; 2. Tổng quan kinh nghiệm khai thác lộ thiên sau trên thế giới; 3. Nghiên cứu các giải pháp công nghệ xuống sâu; 4. Tính toán hiệu quả kinh tế.
Mục tiêu của đề tài là nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn và tồn tại khi khai thác xuống sâu tại mỏ Cọc Sáu và các mỏ lộ thiên sâu có điều kiện tương tự thuộc TKV như độ khối, độ cứng đất đá tăng, lượng nước ngầm lớn, kích thước các tầng dưới sâu hạn chế, số tầng công tác tăng, cường độ khai thác lớn, kích thước các tầng dưới sâu hạn chế, … đảm bảo khai thác, nâng cao hiệu quả.
Sau khi nghe nhóm thực hiện đề tài trình bày báo cáo tổng kết, các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu đã đóng góp nhiều ý kiến. Trong đó, nhận định đề tài được đầu tư nghiên cứu sâu, hợp lý, đáp ứng nhu cầu nội dung nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên cần chi tiết hóa, cụ thể hóa, bổ sung số liệu, trình bày ngắn gọn, logic hơn, v.v.
Kết quả báo cáo tổng kết của đề tài được trình bày tại Hội nghị, là cơ sở để các thành viên trong Hội đồng đóng góp ý kiến để nhóm thực hiện chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi trình Tập đoàn TKV phê duyệt./.