Ngày 24/12/2013, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài "Nghiên cứu tuyển than cám chất lượng thấp vùng Quảng Ninh bằng thiết bị xoáy lốc huyền phù tự sinh" và đề tài "Nghiên cứu công nghệ tuyển tận thu khoáng sản có ích trong quặng thải của xưởng tuyển chì-kẽm vùng Thái Nguyên, Bắc Kạn nhằm tận thu tài nguyên bảo vệ môi trường". Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Công Thương Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin
Ngày 24/12/2013, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài “Nghiên cứu tuyển than cám chất lượng thấp vùng Quảng Ninh bằng thiết bị xoáy lốc huyền phù tự sinh” và đề tài “Nghiên cứu công nghệ tuyển tận thu khoáng sản có ích trong quặng thải của xưởng tuyển chì-kẽm vùng Thái Nguyên, Bắc Kạn nhằm tận thu tài nguyên bảo vệ môi trường”.
Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin;
Đối với đề tài “Nghiên cứu tuyển than cám chất lượng thấp vùng Quảng Ninh bằng thiết bị xoáy lốc huyền phù tự sinh”
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hữu Nhân.
Hội đồng KHCN cấp cơ sở được thành lập theo Quyết định của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin, số 395/QĐ-QLKH, ngày 10/12/2013, gồm 7 thành viên:
- Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Chủ tịch;
ThS. Hoàng Minh Hùng, Phó Viện trưởng – Phó Chủ tịch;
PGS.TS. Trần Văn Lùng, Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội – Phản biện 1;
- Phạm Hữu Giang, Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội – Phản biện 2;
- Nguyễn Quốc Thịnh, TP, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Ủy viên;
ThS. Nguyễn Văn Minh, TP, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Uỷ viên;
ThS. Phạm Chân Chính, TP, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Ủy viên thư ký.
Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý thuyết và công nghệ tuyển than bằng xoáy lốc huyền phù tự sinh, đánh giá các đặc điểm tính chất than cám chất lượng thấp tại một số mỏ than vùng Quảng Ninh, thiết kế dây chuyền tuyển xoáy lốc huyền phù tự sinh quy mô phòng thí nghiệm, thử nghiệm tuyển một số loại than cám chất lượng thấp và đánh giá kết quả khi tuyển các loại than cám này. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thử nghiệm, đề tài đã tính toán đề xuất áp dụng dây chuyền tuyển bằng xoáy lốc huyền phù tự sinh để tuyển than cám chất lượng thấp cho mỏ than Cọc Sáu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được toàn bộ các thành viên của Hội đồng KHCN cấp cơ sở đánh giá đạt yêu cầu và nghiệm thu đề tài tại cấp cơ sở./.
Đối với đề tài “Nghiên cứu công nghệ tuyển tận thu khoáng sản có ích trong quặng thải của xưởng tuyển chì-kẽm vùng Thái Nguyên, Bắc Kạn nhằm tận thu tài nguyên bảo vệ môi trường”.
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Văn Minh
Hội đồng KHCN cấp cơ sở được thành lập theo Quyết định của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin, số 396/QĐ-QLKH, ngày 10/12/2013, gồm 7 thành viên:
- Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Chủ tịch;
ThS. Hoàng Minh Hùng, Phó Viện trưởng – Phó Chủ tịch;
- Phạm Hữu Giang, Trường Đại học Mỏ – Địa Chất Hà Nội – Phản biện 1;
PGS.TS. Trần Văn Lùng, Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội – Phản biện 2;
- Nguyễn Quốc Thịnh, TP, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Ủy viên;
ThS. Nguyễn Hữu Nhân, TP, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Uỷ viên;
ThS. Phạm Chân Chính, TP, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Ủy viên thư ký.
Qua khảo sát quặng thải của một số xưởng tuyển chì kẽm vùng Thái Nguyên và Bắc Kạn cho thấy, khoáng sản có ích như: chì, kẽm, sắt… còn trong bãi thải quặng đuôi rất lớn. Đề tài đã nghiên cứu, thí nghiệm lựa chọn công nghệ tuyển để thu hồi khoáng sản có ích trong quặng thải, từ đó nghiên cứu, đề xuất công nghệ tuyển thu hồi khoáng sản có ích trong quặng thải ở xưởng chì kẽm vùng Thái Nguyên – Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu tận thu được tối đa tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được toàn bộ các thành viên của Hội đồng KHCN cấp cơ sở đánh giá đạt yêu cầu và nghiệm thu đề tài tại cấp cơ sở./.